Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 11. Nét nổi  bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 là

A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.

B. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.

C. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.

D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).

Câu 12. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 13. Các quốc gia đầu tiên thành lập tổ chức ASEAN là

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin.

B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin, Việt Nam.

C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin.

D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin.

Câu 14. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì?

A. Thành lập tổ chức của khu vực ASEAN.

B. Có tốc độ phát triển kinh tế năng động trên thế giới.

C. Các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập.

D. Tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển.

doc 15 trang Thủy Chinh 30/12/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 5 Câu 37. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ. C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Công nghiệp chế biến. Câu 38. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tư sản dân tộc. C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản. Câu 39. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919-1925), do những gia tầng nào lãnh đạo? A. Giai cấp tư sản, công nhân. B. Giai cấp nông dân và phong kiến. C. Tầng lớp tiểu tư sản, nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức và tư sản. Câu 40: Điểm mới của cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) là A. đấu tranh có tổ chức, đòi quyền lợi kinh tế. B. đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị. C. đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị. D. thể hiện trình độ tổ chức chính trị cao. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 D 11 C 21 A 31 A 2 B 12 B 22 B 32 B 3 D 13 A 23 C 33 D 4 A 14 C 24 D 34 B 5 C 15 D 25 D 35 A 6 B 16 D 26 B 36 B 7 D 17 B 27 A 37 B 8 D 18 D 28 B 38 A 9 D 19 B 29 A 39 D 10 C 20 B 30 C 40 C II. TỰ LUẬN Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Liên Xô. a. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950). + Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá hủy. + Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn. + Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  2. 7 + Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945). + Phong trào tiếp tục lan sang các nước Nam Á, Bắc Phi, Mĩ La-tinh như ở Ấn Độ, Ai Cập và An-giê-ri, - 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. - Ngày 1/1/1959, cuộc cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu Ba. + Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản đã bị bị sụp đổ. 2. Giai đoạn từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. + Nội dung chính của giai đoạn này là thắng lợi của phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha, giành độc lập ở ba nước: Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la (vào những năm 1974 - 1975). 3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX. + Nội dung chính của giai đoạn này là cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-di-a, Tây Nam phi và Cộng hòa Nam phi. + Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do khác + Nhân dân châu Á, Phi, Mĩ La-tinh củng cố độc lập, xây dựng và phát triển đất nước để khắc phục đói nghèo. Bài 4 CÁC NƯỚC CHÂU Á Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Tình hình chung + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. + Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định (chiến tranh ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông; xung đột, li khai, khủng bố, ). + Từ những thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu. 2. Trung Quốc. a Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: + Ngày 01/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. Kết thúc ách thống trị hơn 100 năm của đế quốc nước ngoài và hơn 1.000 năm của chế độ PK Trung Quốc. + Đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do. + Hệ thống các nước XHCN được nối liền từ Âu sang Á. b. Công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay). + Tháng 12/197, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. + Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế
  3. 9 1. Tình hình chung : - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi . Sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ quân chủ, 18/6/1953 cộng hòa Ai Cập ra đời. Nhân dân An-giê-ri cũng tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành độc lập (1954 - 1962). Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”, với 17 nước tuyên bố độc lập. - Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và đã thu được nhiều thành tích. Tuy nhiên, châu Phi vẫn nằm trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thậm chí diễn ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu. - Để hợp tác, giúp đỡ nhau khắc phục xung đột và nghèo đói, tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU). 2. Cộng hoà Nam Phi: a. Khái quát: - Nằm ở cực Nam châu Phi. Diện tích 1,2 triệu km 2. Dân số 43,6 triệu người, trong đó 75,2% da đen. Năm 1961, Cộng hoà Nam Phi ra đời. b. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi: - Trong hơn 3 thế kỷ, chính quyền thực dân da trắng thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo với người Nam Phi. - Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa A-pac-thai. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xóa bỏ. - Tháng 4/1994, Nen-xơn Man-đê-la được bầu và trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi. - Nhân dân Nam Phi đang tập trung sức phát triển kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ “chế độ A-pac-thai” về kinh tế. Bài 7 CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Những nét chung: + Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập kỉ đầu thế kỷ XIX: Bra-xin, Vênêxuêla Nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của Mĩ. + Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến, nhất là từ đầu những năm 60 của TK XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra với mục tiêu dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tiêu biểu là Cu-ba + Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong củng cố độc lập dân tộc, cải cách dân chủ, Tuy nhiên , ở một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình bất ổn do cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái - Hiện nay các nước Mĩ La-tinh đang tìm cách khắc phục và đi lên. Braxin và Mêhicô là 2 nước công nghiệp mới. 2. Cu-ba hòn đảo anh hùng: + Khái quát - Cu-ba nằm ở vùng biển Ca-ri-bê, hình dạng giống như con cá sấu. Diện tích: 111.000 km2, dân số: 11,3 triệu người (2002). + Phong trào cách mạng Cu-ba (1945 đến nay)
  4. 11 + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 – 13,5%; + Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 – 183 tỉ USD, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD) + Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. + Những nguyên nhân chính của sự phát triển đó là do: truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc; con người NB được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lí có hiệu quả các của các xí nghiệp, công ti; vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ + Trong thập kỉ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 - âm 0,7%, 1998 - âm 1,0%). Nền kinh tế Nhật Bản đòi hỏi phải có những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ. Bài 10 CÁC NƯỚC TÂY ÂU Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Tình hình chung: + Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD từ 1848 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. + Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm mọi cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. + Về đối ngoại: Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. + Sau CTTG thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành 2 nhà nước: CHLB Đức và CHDC Đức, với các chế độ chính trị đối lập nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành 1 quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. 2. Sự liên kết khu vực: + Sau chiến tranh, ở Tây Âu xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển: - Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên. Họ chủ trương xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông hàng hóa, tư bản và công nhân giữa 6 nước. - Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. - Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a- xtơ-rích (Hà Lan), Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời. + Tới nay, Liên minh châu Âu là 1 liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 27 nước thành viên.
  5. 13 - Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, - Sáng chế ra những vật liệu mới như: pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng, - Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. - Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, mạng In-ter-net, ). - Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. 2. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật. + Ý nghĩa, tác động tích cực: - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. + Hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): - Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt; khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt và làm ô nhiễm môi trường sinh thái; những tai nạn lao động và giao thông; các loại dịch, bệnh mới, Trong đó hậu quả tiêu cực lớn nhất là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sinh thái. Bài 14 VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. + Nguyên nhân: - Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. + Chính sách khai thác của Pháp: - Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng. - Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến. - Về thương nghiệp, phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam. - Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng; đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn. - Về ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. 2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. + Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, + Về văn hóa giáo dục, Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học, lợi dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc tư tưởng hòa bình, hợp tác với Pháp 3. Xã hội Việt Nam phân hóa.
  6. 15 + Năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn thắng lợi, đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. Hết