Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)

Câu 3. (1,5 điểm). Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu phi. Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với Mĩ La Tinh.

Câu 4. (2 điểm). Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU. Vì sao nói liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới?

doc 8 trang Thủy Chinh 26/12/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)

  1. * Hình thức đấu tranh - Châu Phi chủ yếu dùng hình thức đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền thống trị để giành độc lập. - Mĩ LaTinh chủ yếu dùng hình thức đấu tranh chính trị để lật đổ các chính quyền tay sai thân Mĩ, xây dựng chính phủ dân tộc độc lập (Chỉ có cách mạng Cuba dùng hình thức đấu tranh vũ trang). Câu 4. (2 điểm) H/s cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: * Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu - EU 1,0 - Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than thép châu Âu” vào 4-1951 gồm điểm có 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, HàLan, Lúc xăm bua. - Tháng 3-1957, sáu nước trên lại cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”(viết tắt là EEC). - Tháng 7-1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành “Cộng đồng châu Âu” (viết tắt là EC). - Tháng 12-1991, hội nghị cấp cao EC họp tại Hà Lan đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết ở châu Âu. Hội nghị đã quyết định đổi tên “Cộng đồng châu Âu” thành “Liên minh châu Âu” (EU) có hiệu lực từ ngày 1-1- 1993. - EU ra đời nhằm xây dựng một liên minh kinh tế, tiền tệ thống nhất, mở rộng sang liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh để tiến tới hình thành một nhà nước chung châu Âu. Tháng 9-1991 phát hành đồng tiền chung châu Âu với số lượng thành viên là 15 nước. - Đến năm 2004, số lượng thành viên của EU đã có 25 nước. Năm 2013 EU đã có 28 nước. Đến nay với sự rời khỏi EU của Anh thì số thành viên của tổ chức này còn 27 nước. * Quan hệ Việt Nam - EU 0, 5 - Năm 1990, quan hệ Việt Nam - EU chính thức được thiết lập, mở ra một điểm thời kỳ phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên. - Các nước EU là đối tác đầu tư rất quan trọng vào Việt Nam, đặc biệt là các nước Anh, Pháp, Đức ., nhiều nước EU đã tham gia diễn đàn khu vực ARF, đồng thời EU cũng là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (cùng với thị trường Mĩ, Nhật, Trung Quốc). Nhiều nước trong khối EU đã giành cho Việt Nam nguồn vốn ODA rất lớn giúp Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo như Pháp, Đức, Bỉ - Sự hợp tác Việt Nam - EU còn được đẩy mạnh trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học-kỹ thuật, giáo dục, y tế, thể thao * EU là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới 0, 5 - Sau 1945, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực điểm cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) - Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên, năm 2007 thêm 2 nước nâng tổng số lên 27 nước. Năm 2013 EU có 28
  2. nghĩa. Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ nơi ở cố định. 3. Bài học kinh nghiệm 0,75 - Xây dựng khối đoàn kết dân tộc không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu điểm hướng chính trị - Tư tưởng đàm-đánh, đánh để đàm, đàm để đánh, kết hợp chặt chẽ giữa hai biện pháp này để giành được những điều kiện thuận lợi nhất để giải phóng dân tộc. - Phải biết cô kẻ thù, làm cho chúng thất bại trong chiên lược lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, - Phải đề ra những chiến lược, sách lược phù hợp với điều kiện lịch sử. Xây dựng lực lượng chính trị góp phần tuyên truyền cho nội dung đường lối cứu nước đúng đắn. Hết