Đề thi Olympic DTNT cấp Tỉnh môn Ngữ văn 8 - Trường PTDTNT Đăk Mil - Năm 2015-2016 (Có đáp án)

 

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2 điểm)  Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong bài thơ sau: 

                    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

                    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

                     Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

                     Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

                     Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

                     Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

                     Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

                     Một mảnh tình riêng, ta với ta. 

                                                        (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) 

Câu 2: (6 điểm) Cảm nhận về bài thơ  Ngắm trăng – Hồ Chí Minh.

Câu 3: (12 điểm)  Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc”, chứng minh rằng: mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình.   

doc 6 trang Hữu Vượng 29/03/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic DTNT cấp Tỉnh môn Ngữ văn 8 - Trường PTDTNT Đăk Mil - Năm 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_dtnt_cap_tinh_mon_ngu_van_8_truong_ptdtnt_dak.doc
  • docVAN 8 - CAU 1.doc
  • docVAN 8 - CAU 2.doc
  • docVAN 8 - CAU 3.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic DTNT cấp Tỉnh môn Ngữ văn 8 - Trường PTDTNT Đăk Mil - Năm 2015-2016 (Có đáp án)

  1. + Vợ chết, nhà nghèo không có tiền cưới vợ cho con. + Con trai lão phải đi làm phu đồn điền cao su biền biệt không về. + Sống một mình thui thủi, cô đơn, hàng ngày lấy con chó (cậu vàng làm bạn). + Đau ốm triền miên dày vò thể xác lão. - Phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc: + Lão dành tình thương yêu chân thành của mình cho con. + Chăm chỉ bòn mót mọi thứ trong mảnh vườn bán lấy tiền dành dụm cho con. + Đau ốm không dám tiêu vào tiền đã kiếm được. + Không dám làm phiền đến mọi người. + Tỉnh táo, suy nghĩ tìm đến cái chết dữ dội nhưng thể hiện sự cao thượng. Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (khẳng định lại vấn đề đã được chứng minh). (2 điểm) Mẫu: Ngô Tất Tố và Nam Cao đã dùng ngòi bút phác họa bức tranh hiện thực của một xã hội phong kiến thối nát, bất công. Giúp chúng ta hiểu rõ cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám cùng túng, nghèo khổ, bất hạnh nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng đáng quí của họ. “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Trước phẩm chất của họ, chúng ta cần trân trọng và tin yêu vào cuộc sống hơn. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Yêu cầu chung : Hs cần xác định rõ. - Đây là thể văn nghị luận văn học. II. Hình thức bài viết : - Biết làm bài văn nghị luận có bố cục ba phần, có lập luận (sắp xếp luận điểm, luận cứ, dẫn chứng hợp lí). - Bài làm trình bày rõ ràng, mạch lạch, ngôn ngữ trong sáng, có bố cục chặt chẽ, ít mắc lỗi trong diễn đạt. - Không viết hoa tuỳ tiện, không tẩy xoá, chấm phẩy phải hợp lí, không thừa thiếu dấu, sai chính tả. III. Yêu cầu nội dung : Hs cần đảm bảo. Mở bài : Trình bày luận điểm chung cho bài văn nghị luận. Thân bài : - Hs trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn trích làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu: + Nghèo đói, đau khổ, bất hạnh của chị Dậu. + Phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu. - Hs trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn trích làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc: + Nghèo đói, đau khổ, bất hạnh của lão Hạc. + Phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc. Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (khẳng định lại vấn đề đã được chứng minh). IV. Biểu điểm : Điểm 10 - 12: Hiểu đề bài, đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên.