Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 22. Để quân đội Sài Gòn có thể tự gánh vác lấy chiến tranh thì đế quốc Mỹ đã làm gì?
A. Tăng cường quân đồng minh để hỗ trợ, giúp đỡ quân đội Sài Gòn.
B. Tăng viện trợ, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển kinh tế miền Nam.
C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc và chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Tăng viện trợ, cố vấn quân sự, giúp quân đội tay sai tăng nhanh về số lượng và trang bị hiện đại.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
- B. tác động đến tình hình thế giới. C. tác động đến nước Mĩ và thế giới. D. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Câu 35. Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long. Câu 36. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì? A. Đều là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. B. Đều đã đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch. C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng. D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. Câu 37. Bài học cơ bản xuyên suốt, trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay là gì? A. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 38. Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào? A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976). B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975). C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975). D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976). Câu 39. Kết quả lớn nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI nước Việt Nam là gì? A. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp. B. Bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp. C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Câu 40. Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra đầu tiên tại Đại hội Đảng toàn quốc: a. Lần thứ VI (12-1986). b. Lần thứ VII (06-1991). c. Lần thứ VIII (12-1996). d. Lần thứ IX (04-2001). II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2: Chứng minh rằng phong trào Cách mạng 1930 – 1931 diễn ra trên quy mô rộng khắp với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Câu 3: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào? Câu 4: Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trong cách Mạng tháng Tám 1945 đã diễn ra như thế nào? Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 5
- nhau, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. - Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06 - 1 - 1930. b. Nội dung hội nghị thành lập Đảng: - Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Viêt nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Người cũng đã ra Lời kêu gọi. - Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. c. Ý nghĩa của hội nghị : - Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. - Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Công sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. Câu 2: Chứng minh rằng phong trào Cách mạng 1930 – 1931 diễn ra trên quy mô rộng khắp với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Đáp án - Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1930 diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. - Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 01-05- 1930, lần đầu tiên công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới. - Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9 năm 1930 phong trào công – nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền địch. - Chính quyền đế quốc phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban Chấp Hành Nông hội xã do các Chi Bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh. - Chính quyền Cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất Câu 3: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào? Đáp án Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh: - Đầu 1941, Đức chiếm xong châu Âu. Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Thế giới hình thành 2 trận tuyến: một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô 7
- - Khối đoàn kết dân tộc được tạo dựng đến mức cao nhất, thông qua Mặt trận Việt Minh. - Có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp cách mạng bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa trong cả nước. - Cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng, ít đổ máu là nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, Liên Xô và đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật. Câu 6: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào? Đảng, Chính phủ ta có biện pháp gì để diệt giặc đói, diệt giặc dốt và giải quyết khó khăn tài chính. Đáp án : a. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám: Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp muôn vàng khó khăn, thử thách, tưởng chừng không thể vượt qua, những khó khăn đó là: - Nạn ngoại xâm: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật và bọn tay sai (Việt Quốc, Việt Cách) âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng mang danh nghĩa quân đồng minh đã mở đường cho Pháp trở lại xâm lược. + Trên đất nước ta lúc đó còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. - Nội phản: Bọn bọn tay sai của Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách) ở Miền Bắc, bọn phản cách mạng ở Miền Nam (Đại Việt, Tờ-rốt-kít) và các giáo phái ra sức chống phá cách mạng. - Khó khăn về chính trị: Nền độc, lập tự do bị đe doạ nghiêm trọng, nhà nước cách mạng vừa thành lập, còn non trẻ, chưa được củng cố. - Khó khăn về kinh tế - tài chính: + Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hơn 2 triệu dân bị chết đói chưa khắc phục được. Thiên tai, hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra. Công nghiệp đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt + Tài chính kiệt quệ, Nhà nước không kiểm soát được ngân hàng Đông Dương. Tưởng đưa tiền mất giá trị vào nước ta làm rối loạn tài chính. - Khó khăn về văn hoá - xã hội: Hơn 90% dân số không biết chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan: mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút Với những khó khăn chồng chất đó, đặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế là “Ngàn cân treo sợi tóc”. - Khó khăn lớn nhất là nạn ngoại xâm. Vì nó đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc mà chúng ta mới vừa giành được trong cách mạng tháng Tám năm 1945. b. biện pháp của Đảng, Chính phủ để diệt giặc đói, diệt giặc dốt và giải quyết khó khăn tài chính - Diệt giặc đói: + Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hủ gạo cứu đói, tổ chức “Ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. + Biện pháp lâu dài là đẩy mạng tăng gia sản xuất, chia ruộn đất cho nông dân Kết quả là nạn đói sớm được đẩy lùi. - Diệt giặc dốt: 9
- d. Kết quả: - Trong gần 2 tháng chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh,bắt sống tướng Đờ-ca-xtơ-ri. e. Ý nghĩa: - Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne- vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Câu 9: Trình bày nội dung, ý nghĩa hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Đáp án a. Hoàn cảnh: - Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954 ta vừa đấu tranh quân sự, vừa đấu tranh ngoại giao. - Hội nghị khai mạc 8/5/1954, thảo luận về vấn đề lập laị hòa bình ở Đông Dương. - Cuộc đấu tranh rất gay gắt quyết liệt vì quan điểm của ta và Pháp không thống nhất. - 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở ĐD được kí kết. b. Nội dung hiệp định: - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước ĐD. - Hai bên cùng ngừng bắn 1 lúc, lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời, 2 bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. - Việt Nam thống nhất nước nhà thông qua cuộc tuyển cử tự do trong cả nước ngày 21/7/1956, dưới sự kiểm soát của Ủy ban quốc tế. c. Ý nghĩa của hiệp định: - Hiệp định đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Buộc thực dân Pháp rút quân về nước, âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh của Pháp – Mĩ bị thất bại. - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên XHCN. Câu 10: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Đáp án a. Ý nghĩa lịch sử: - Kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp trên đất nước ta. - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở thống nhất nước nhà. - Giáng đòn mạnh vào tham vọng, âm mưu nô dịch của CN đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới. b. Nguyên nhân thắng lợi: - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch với đường lối chính tri, quân sự đúng đắn, sáng tạo. - Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất củng cố, mở rộng, có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc. 11
- 1. Ý nghĩa lịch sử: a. Trong nước: - Kết thúc 21 năm k/c chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, trên cơ sở đó hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. - Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập thống nhất , đi lên CNXH. b. Quốc tế: - Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và thế giới. Là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào cách mạng thế giới. - Chiến thắng này có tính thời đại sâu sắc, là 1 trong những chiến công vĩ đại của TK XX. 2. Nguyên nhân thắng lợi: a. Chủ quan: - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo. - Chúng ta đã tạo dụng được khối đoàn kết dân tộc đến mức cao nhất. - Có hậu phương miền Bắc chi viện đầy đủ nhất, kịp thời nhất cho CM miền Nam đánh Mĩ. b. Khách quan: - Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và lực lượng hòa bình dân chủ tiến bộ trên thế giới. Câu 14: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh đặc biệt”. Đáp án - Giống nhau: + Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểm mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. + Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam + Đều bị phá sản. - Khác nhau: Nội dung Chiến lược “Chiến tranh đặc Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” khác nhau biệt” Lực lượng Sử dụng quân Sài Gòn, do cố Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ của Mĩ và quân đội Sài Gòn. khí, trang bị kĩ thuật, trang bị chiến tranh của Mĩ. Quy mô Tiến hành ở miền Nam Việt Tiến hành ở miền Nam và mở rộng Nam ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại lần 1. Tính chất Ít ác liệt Ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực, phương tiện chiến tranh. 13