Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 21: Châu Á không giáp với đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 22: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Á B. Đông Nam Á
C. Nam Á D. Tây Nam Á.
Câu 23: Rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn lại rất ít, chủ yếu do:
A. Thiên tai tàn phá. B. Chiến tranh tàn phá.
C. Hoang mạc mở rộng. D. Con người khai thác bừa bãi.
Câu 24: Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là:
A. khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa B. khí hậu hải dương và khí hậu lục địa
C. khí hậu lục địa và khí hậu núi cao D. khí hậu gió mùa và khí hậu núi cao
Câu 25: Châu Á có nhiều đới khí hậu do:
A. lãnh thổ rất rộng lớn B. có nhiều núi và sơn nguyên
C. lãnh thổ trải dài từ Cực đến xích đạo D. có nhiều dãy núi cao
Câu 26: Sông ở Bắc Á thường có hướng:
A. Tây – Đông B. Bắc - Nam
C. Tây bắc – đông nam D. vòng cung
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_8_truong_thcs_luong.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Lương Nghĩa
- - Khí hậu châu á rất đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau - Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, rất rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao bao chắn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội đia và do sự phân hóa theo độ cao địa hình. *Các kiểu khí hậu gió mùa: - Phân bố: Nam á và Đông Nam á, Đông á. - Đặc điểm chung của khí hậu gió mùa: Chia làm 2 mùa rõ rệt: + Mùa đông: Gío từ lục địa thổi ra biển không khí khô, hanh và ít mưa. + Mùa hạ: Gío từ biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. *Các kiểu khí hậu lục địa: - Phân bố: Nội địa Trung á và Tây á - Đặc điểm: Mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng. Lượng mưa TB năm thấp từ 200 -> 500m, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm thấp = > Hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. - Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển Câu 4: Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. Nêu giá trị của sông ngòi đối với đời sống xã hội? - Châu á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng ) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp: + Bắc á: mạng lưới sông dày , mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung á: ít sông nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Câu 5: Nêu các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á Gợi ý: - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu Câu 6: Nêu địa điểm và thời điểm ra đời 4 tôn giáo lớn ở châu Á? Gợi ý: Đặc Ân Độ Giáo (đạo Bà- Phật Giáo Ki-tô Giáo Hồi Giáo điểm La-Môn) (Thiên Chúa Giáo) Nơi ra Ân Độ Ân Độ Pa-le-xtin A-rập-xê-ut đời Thời TK đầu của TNK thứ TK thứ VI trước Đầu CN TK VII sau CN gian nhất trước CN CN Thờ Vi-xnu (70%)và Si-va Thích Ca Mâu Chúa Giê-ru- Thánh A-La thần (30%)Thuyết luân hồi, Ni- Thuyết luân sa-lem- Kinh - Kinh Cô-ran tục ăn chay hồi nhân quả. thánh 5
- - Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn. *Cảnh quan: - Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoạng mạc và cảnh quan núi cao. - Có nhiều hệ thống sông lớn: S.Ân, S.Hằng, S.Bra-ma-pút. - Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn. Câu 12: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu khu vực Nam Á như thế nào? Gợi ý: Địa hình làm cho khí hậu khu vực Nam Á phân hóa - Phía Bắc: Vào mùa đông, Himalaya có tác dụng như một bức tường thành tránh khối ko khí lạnh từ Trung Á tràn xuống Nam Á ấm hơn, đồng thời nó còn đón gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn Nam, lượng mưa TB 2000-3000 mm/năm - Ở giữa: do có đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn, bằng phẳng Là hành lang hứng mưa từ gió Tây Nam mang đến - Phía Nam: nhờ có 2 dãy Gát Tây, dãy Gát Đông Ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền nên sơn nguyên Đê-can là khu vực ít mưa Câu 13: Trình bày đặc điểm kinh tế của Ấn Độ? Gợi ý: là nước có kinh tế phát triển nhất: + Công nghiệp hiện đại, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng và các ngành CN công nghệ cao, tinh vi, chính xác. Gía trị sản lượng CN của Ân Độ đứng thứ 10 trên thế giới. + Nông nghiệp: Với 2 cuộc cách mạng "xanh" và "trắng" ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân. + Dịch vụ : Đang phát triển chiếm tới 48% GDP. Câu 14: Nêu những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á. Gợi ý: Phần lục địa: - Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa lớn - Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng. Phần Hải đảo: - Là vùng núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. Câu 15: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu và cảnh quan giữa các phần của khu vực Đông Á? Gợi ý: Phía đông phần đất liền và hải đảo - Một năm có 2 mùa gió khác nhau + Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Riêng Nhật Bản vẫn có mưa. + Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều. - Phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên và hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay do con người khai phá nên rừng còn rất ít Phía tây phần đất liền - Thuộc lãnh thổ Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu quanh năm khô hạn - Chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc 7