Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 6 +7: Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1: vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí 
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng 
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả 
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã 
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã 
Câu 2: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi: 
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc 
C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. 
Câu 3: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là: 
A. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. 
B. Có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông. 
C. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc – đông nam. 
D. Gồm các khối núi và cao nguyên đất đỏ ba dan xếp tầng.
pdf 17 trang Thủy Chinh 29/12/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 6 +7: Đất nước nhiều đồi núi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_12_bai_6_7_dat_nuoc_nhieu_doi_nui.pdf

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 6 +7: Đất nước nhiều đồi núi

  1. B. Có bốn cánh cung lớn. C. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. D. Địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 9: Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc với là: A. Địa hình cao hơn. B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn. C. Hướng núi vòng cung. D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên. Câu 10: Cấu trúc địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi A. Đông Bắc B.Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 11: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là A. Đông Bắc B.Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 12: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là A. thung lũng sông Đà B. thung lũng sông Lô C. thung lũng sông Hồng D. thung lũng sông Gâm Câu 13: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là A. thung lũng sông Đà B. thung lũng sông Mã C. thung lũng sông Cả D. thung lũng sông Thu Bồn Câu 14: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc Câu 15: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là A. duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đông Nam Bộ Câu 16: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở A. ria đồng bằng ven biển miền Trung
  2. Câu 3: Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là A. vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng C. cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng D. đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng Câu 4: Khu vực đồi núi nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn cùng với nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc: A. Phát triển du lịch sinh thái B. Xây dựng các công trình thủy điện C. Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp D. Phát triển lâm nghiệp Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên B. Dọc sông Tiền, sông Hậu C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan D. Cà Mau, Bạc Liêu Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do: A. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền Câu 7: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của A. đồng bằng sông Hồng B. đồng bằng thanh hóa C. đồng bằng Nghệ An D. đồng bằng sông Cửu Long Câu 8: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển D. có nhiều cồn cát, đầm phá Câu 9: Đồng bằng có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích vùng là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng duyên hải Miền Trung D. Đồng bằng Tuy Hòa Câu 10: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:
  3. C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp. D. bị nhiễm mặn nặng nề. Câu 18: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi? A. Khoáng sản B. nguồn thủy năng C. nguồn hải sản D. rừng và đất trồng Câu 19: Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là: A. Đồng bằng sông Mã. B. Đồng bằng sông Cả C. Cả hai đều sai. D. Cả hai đều đúng. Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là: A. Đồng bằng miền Nam. B. Đồng bằng Tây Nam Bộ C. Đồng bằng phù sa. D. Đồng bằng Chín Rồng Câu 21:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Cổ Định B. Thạch Khê C. Lệ Thúy D. Thạch Hà Câu 22: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 23: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh A. Đồng Nai B. An Giang C. Kiên Giang D. Cà Mau