Đề thi giữa học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6+7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Kỳ (Có đáp án)

Câu 2 (2,0 điểm). So sánh 2 câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3(5,0điểm). Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.

doc 7 trang Thủy Chinh 26/12/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6+7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_67_nam_hoc_2017_2018_t.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6+7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Kỳ (Có đáp án)

  1. Gợi ý giải đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn Câu 1 a. HS nêu chính xác khái niệm nhân hóa(0,5đ) - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người - Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. b. Phép nhân hóa trong đoạn văn: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.( 0,5đ) - Tác dụng: Tác giả đã dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất của cây cối làm cho cây cối bên bờ sông trở nên sinh động gần gũi với con người.(1đ) Câu 2 a) Đoạn thơ trên trích trong văn "Lượm"(0,25đ) Tác giả là Tố Hữu.(0,25đ) b) Văn bản ấy thuộc thể thơ bốn chữ.(0,25đ) - Nêu hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Tố Hữu sáng tác năm 1949 (0,25 điểm) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. (0,25 điểm) c. Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh(0,5đ) (Nếu HS chỉ nêu được 2 từ hoặc 3 từ thì được 0,25 điểm) - Tác dụng góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu (HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)(1đ) Câu 3 * 1. Mở bài: Giới thiệu chung về phiên chợ ->Phiên chợ nào? ở đâu? vào thời gian nào? ->Lí do em đi chợ phiên? ấn tượng của em? 2. Thân bài a) Tả quang cảnh chung
  2. - Mọi người gồng gánh về - Bãi đất yên tĩnh làng quê yên ả. 3. Kết bài Cảm nghĩ: Làm làng quê vui vẻ hơn sống động hơn -> Yêu quê, mong được đi chợ phiên. * Biểu điểm: • Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng một số biện pháp tu từ đã học khi miêu tả, có sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạch đẹp. • Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp. • Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. • Điểm 1 - 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. • Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: • HS có thể miêu tả theo nhiều cách khác nhau, nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa. • Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết có những sáng tạo mới mẻ.