Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm). Cho hai câu thơ sau: 
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, 
Một mảnh tình riêng, ta với ta. 
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, Tập I, NXBGD)
 
a) Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
b) Em hiểu thế nào về ý nghĩa cụm từ “ta với ta” trong câu kết của bài thơ đó? 
c) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
pdf 6 trang Thủy Chinh 25/12/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_pho.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)

  1. cảm b) Về kiến thức: * Bài viết có thể bày tỏ cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau : a, MB: - Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương - Là nhà thơ nữ tài hoa, độc dáo, bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm - Bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ hay của bà. Bài thơ vịnh cái bánh trôi nước qua đó phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ b, TB: * Nghĩa thứ nhất: Bài thơ vịnh cái bánh trôi nước thật khéo. Chỉ bằng 4 câu thơ tác giả làm hiện lên hình ảnh cái bánh trôi nước với đầy đủ cấu tạo, cách luộc , cách nặn Bánh trôi nước làm bằng thứ bột nếp tinh khiết màu “trắng” hấp dẫn, bánh có hình tròn xinh xinh và nhân bánh là viên đường phên ngọt ngào. Bánh trôi nước bỏ vào nồi nước đun sôi bảy phần nổi ba phần chìm là chín. - > Qua ngôn ngữ thơ bà chiếc bánh hiện ra đáng yêu quá. Nó đáng yêu bởi bản thân nó xinh đẹp , ngon ngọt và còn đáng yêu hơn ở cách nói, điệu nói của cái bánh sao duyên dáng và khiêm nhường * Nghĩa thứ hai: - Bên cạnh nghĩa tả thực bài thơ còn có nghĩa ẩn dụ bởi sau lời chiếc bánh trôi là lời tâm sự, là những nỗi niềm da diết của con người và đó là người phụ nữ. - “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” + Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp, đáng yêu. + Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”. + Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ. => Nhìn chiếc bánh trôi xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân. - “ Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” + Biện pháp đảo thành ngữ, nghệ thuật đối-> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận” Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát” mà họ phải chịu đựng. + Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh. Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ