Đề thi đề nghị môn Sinh học Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

 

a. Có dung dịch A chứa một chất hữu cơ trong cơ thể sống , thực hiện 3 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: lấy 5ml dung dịch A nhỏ vài giọt iôt, không thấy sự đổi màu.

- Thí nghiệm 2: lấy 5ml dung dịch A nhỏ thêm vài giọt dung dịch Fehling và đun sôi, không thấy sự đổi màu.

- Thí nghiệm 3: lấy 5ml dung dịch A nhỏ thêm vài giọt HCl loãng, đun sôi trong 15 phút. Để nguội trung hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ), sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch Fehling, đun sôi, thấy xuất hiện kết tủa đỏ.

Xác định chất có trong dung dịch A. Giải thích?

doc 8 trang Hữu Vượng 31/03/2023 10840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Sinh học Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_sinh_hoc_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Sinh học Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

  1. Giải phương trình hai ẩn bằng phương pháp liệt kê giá trị của x và k được: 0.25đ X = 4 K = 3 Số tế bào sau nguyên phân : x.2k = 4.23 = 32 (TB) 0.25đ Theo bài ra sau nguyên phân các tế bào đều giảm phân bình thường tạo 0.25đ giao tử, các giáo tử tham gia thụ tinh với hiệu suất 50% cho 16 hợp tử. Số giao tử hình thành sau giảm phân là: 16 : 50% = 32 (GT) So sánh số giao tử với số tế bào tham gia giảm phân bắng nhau. Vậy cá thể 0.25đ trên là con cái. 4
  2. Mã số câu: Câu hỏi 5: (5,0 điểm) Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp đều dài 4080A 0 - Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô. - Gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô. a. Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu? b. Khi có hiện tượng giảm phân không bình thường, trong đột biến thể dị bội thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành là bao nhiêu? c. Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với các giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu? d. Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A, B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau: Thể đột Số lượng NST đếm được ở từng cặp biến I II III IV V VI A 3 3 3 3 3 3 B 4 4 4 4 4 4 C 4 2 2 4 2 2 D 2 2 3 2 2 2 Hãy xác định tên gọi các dạng đột biến trên và kí hiệu của chúng? Đáp án câu hỏi 5: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM a. a. Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên: Mỗi loại giao tử bình thường chứa một loại gen → số nuclêôtit trong 0.5đ mỗi loại giao tử bình thường chính số nuclêôtit trong mỗi gen mà giao tử đó chứa. 0 Theo đề bài: Lgen A = Lgen a = 4080A  NA = Na =2400 (nuclêôtit) 0.5đ - Số nuclêôtit từng loại của gen trội A. 0.5đ Theo đề bài: Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô: HA = 2AA + 3GA = 3120 NA = 2(AA + GA) = 2400 Giải hệ phương trình: AA = TA = 480 (nuclêôtit). GA = XA = 720 (nuclêôtit). - Số nuclêôtit từng loại của gen lặn a. 0.5đ Theo đề bài: Gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô: Ha = 2Aa + 3Ga = 3240 Na = 2(Aa + Ga) = 2400 Giải hệ phương trình Aa = Ta = 360 (nuclêôtit). Ga = Xa = 840 (nuclêôtit). 6