Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT ĐăkSong

Câu hỏi 1:  ( 4.0 điểm)

Lập bảng so sánh về phong trào duy tân (1898) và Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX theo các yêu cầu sau: Lãnh đạo, mục đích, lực lượng tham gia, kết quả, ý nghĩa, tính chất. Qua đó nêu ảnh hưởng của nó đến Việt Nam.

Đáp án câu hỏi 1: 

doc 10 trang Hữu Vượng 31/03/2023 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT ĐăkSong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT ĐăkSong

  1. của chủ nghĩa xã hội, hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc. - Sự thành lập mặt trận Đồng minh chống Phát xít là bằng chứng về khả 0,25 năng hợp tác của các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Sự hợp tác này tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước, chống lại âm mưu gây chiến, xung đột của các quốc gia, dân tộc hiện nay. Câu hỏi 3: ( 4.0 điểm) Mã số câu: Lập bảng thống kê về các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với thực dân Pháp từ 1858-1884 theo các nội dung sau: thời gian, tên hiệp ước, nội dung chính, nhận xét. Đáp án câu hỏi 3: NỘI DUNG ĐIỂM Thời Tên Nội dung chính Nhận xét gian H/Ư 5/6/ Hiệp - Nhà Nguyễn dâng 3 tỉnh miền - Là hiệp ước cắt đất cầu hòa đầu 1 ước Đông Nam kỳ cho td Pháp (Biên tiên của nhà Nguyễn, vi phạm 1862 Nhâm Hòa, Định Tường, Gia Định). nghiêm trọng chủ quyền dân tộc, Tuất đi ngược lại truyền thống đấu - Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba tranh bất khuất của nhân dân ta. Lạt, Quảng Yên) cho thương Mất một phần chủ quyền lãnh thổ. nhân Pháp và TB Nha vào tự do buôn bán. - Tạo điều kiện cho td Pháp mở rộng địa bàn chiếm đóng. - Bồi thường chiến phí 20 triệu quan (280 vạn lạng bạc) kèm theo - Thể hiện thái độ nhân nhượng, nhiều nhượng bộ nặng nề khác về ảo tưởng của triều Nguyến, gây ra chính trị và quân sự. sự bất bình trong nhân dân. 15/3/ HƯ - Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và Bắc - Thể hiện Nhà Nguyễn đã lún sâu 1 1874 giáp Kì vào con đường đầu hàng bán Tuất nước. - Triều đình chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh - Mất một phần quan trọng chủ Nam Kì (Mất 6 tỉnh Nam kỳ) quyền của dân tộc. - Mở thêm cửa biển Thị Nại (Quy - Nước ta trở thành thị trường Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng), Hà riêng của Pháp. Nội và sông Hồng cho Pháp vào tự do buôn bán.
  2. a. Hoàn cảnh - Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương. b. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai giai đoạn phát triển của Phong trào Cần Vương. Đáp án câu hỏi 4: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 4 4a) Hoàn cảnh - Nguyên nhân bùng nổ 0,5 - Sau điều ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. Nhưng nhân dân ta vẫn đấu tranh mạnh mẽ chống cả thực dân Pháp xâm lược lẫn triều đình phong kiến đầu hàng. - Tuy vậy, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết 0,5 vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại chủ quyền nếu có thời cơ. Nên Phe chủ chiến bí mật chuẩn bị cho cuộc nổi dậy: (thành lập các đội quân phấn nghĩa, tìm cách liên kết với các hào kiệt ở các địa phương; Xây dựng các đồn Sơn phòng ở các tỉnh dọc trường sơn; Tìm một người có tinh thần chống Pháp lên ngôi Vua ). - Những hoạt động trên của phe chủ chiến khiến thực dân Pháp lo sợ tìm 0,25 cách trừ khử phe chủ chiến. - Tình thế cấp bách buộc Tôn Thất Thuyết phải hành động trước để giành 0,5 thế chủ động bằng cách tổ chức cuộc phải công tại kinh thành Huế tấn công vào tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá (đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng 7 năm 1885) nhưng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra Sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Vào ngày 13/07/1885, lấy danh nghĩa Vua Hàm Nghi Tôn Thất Thuyết xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sỹ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh pháp giúp vua cứu nước. Và ngày 20/09/1885, tại Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh), chiếu Cần Vương lần thứ hai được phát ra. - Chiếu Cần vương ban ra đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa kháng Pháp 0,25 của nhân dân âm ỉ bấy lâu thành một phong trào đấu tranh mạnh mẽ (Phong trào Cần Vương) kéo dài hơn 10 năm tới cuối thế kỷ XIX. 4b) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai giai đoạn phát triển của Phong trào Cần Vương.
  3. đường lối cách mạng. Do vậy, cần phải tìm ra con dường cứu nước mới. - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu 0,25 kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào cùng tồn tại với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: các giai cấp cũ bị phân hóa mạnh mẽ, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành như giai cấp công nhân, đặc biệt là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Sự biến động động này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới. - Lúc này, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ 0.5 các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, đã xâm nhập vào Việt Nam. Phong trào cải cách chính trị – văn hoá ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi; tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta; Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam; Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, đánh bại được cả nước Nga Sa hoàng năm 1905. - Chính những tác động đó làm cho các sĩ phu yêu nước ở Việt Nam thấy rằng 0.5 muốn cứu nước phải tiến hành duy tân đất nước. Họ nhận thấy duy tân đất nước là một yêu cầu hợp với xu thế và là điều kiện để giành độc lập cho dân tộc. 5b) Tư tưởng duy tân được thể hiện trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX: - Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình 0.25 thức khác nhau, song nhìn chung đều gắn cứu nước với việc duy tân làm cho đất nước phát triển, gắn việc đánh đuổi giặc Pháp với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa. - Mặc dù chủ trương bạo động, nhưng Phan Bội Châu có tư tưởng duy tân, 0.5 noi gương Nhật Bản: lập Hội Duy tân (1904); tổ chức phong trào Đông du (1905 - 1908), đưa thanh niên sang học tập ở Nhật Bản và phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội (1912) - Phan Châu Trinh giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội: chủ trương 0.5 cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền. Ông vạch trần chế độ phong