Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Do càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời càng nhỏ ( riêng ở vĩ  độ 20 nhiệt độ TB năm cao hơn xích đạo do ở xích đạo có diện tích đại dương lớn).
doc 7 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_dia_ly_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_da.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung

  1. Mã số câu: Câu hỏi 3: ( 4.0 điểm) a. Tỉ suất sinh thô là gì ? phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô. b. Chỉ rõ những điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo tuổi và quá trình đô thị hoá giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Vì sao hiện nay ở nhiều nước đang phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá ? Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3a) - Tỉ suất sinh thô: là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so 0.5 với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị tính: %) - Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô: + Tự nhiên sinh học: Khả năng sinh đẻ chỉ có ở lứa tuổi nhất định, thông 0.5 thường là phụ nữ từ 15 – 49 tuổi, nơi nào có tỉ lệ dân số nữ trong độ tuổi này cao thì mức sinh càng cao và ngược lại + Phong tục tập quán, tâm lí xã hội: Một số nơi vẫn còn các hủ tục như tảo hôn làm cho độ tuổi sinh đẻ sớm hơn so với pháp luật quy định (nam từ đủ 20, nữ từ đủ 18) nên tỉ suất sinh cao hơn. Tâm lí sinh nhiều con cho 0.5 vui cửa vui nhà, tâm lí muốn sinh con trai Làm cho tỉ suất sinh tăng lên. Kết hôn muộn, gia đình ít con, tâm lí bình đẳng nam nữ sẽ tạo điều kiện giảm tỉ lệ sinh. + Chính sách dân số: Những chủ trương và biện pháp của nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số, chính sách dân số có thể khuyến khích 0.5 hoặc hạn chế mức sinh tùy theo điều kiện của từng quốc gia. 3b) - Cơ cấu dân số theo giới: + Nước phát triển: tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam 0.5 + Nước đang phát triển: tỉ lệ nam thường cao hơn tỉ lệ nữ - Cơ cấu dân số theo tuổi + Nước đang phát triển: thường có cơ cấu dân số trẻ 0.5 + Nước phát triển: thường có cơ cấu dân số già - Quá trình đô thị hoá: + Nước phát triển: Đô thị hoá diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, xu hướng chuyển cư từ trung tâm ra ngoại ô, nhịp độ đô thị hoá đang chậm lại 0.5 + Nước đang phát triển: Đô thị hoá diễn ra muộn hơn, tỉ lệ dân thành thị thấp, xu hướng nhập cư từ nông thôn vào thành phố, nhịp độ đô thị hoá đang rất nhanh * Các nước đang phát triển cần điều chỉnh quá trình đô thị hoá vì: - Chất lượng đô thị hoá thấp 0.5 - Đô thị hoá tự phát còn phổ biến, chưa thực sự xuất phát từ công nghiệp hoá 4
  2. Mã số câu: Câu hỏi 5: ( 4.0 điểm) Cho bảng số liệu: BIẾN ĐỔI DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 - 2005 Tổng diện tích rừng Trong đó Tỉ lệ che phủ rừng Năm (triệu ha) Rừng tự nhiên Rừng trồng (%) 1943 14, 3 14,3 0 43,8 1976 11, 1 11,0 0,1 33,8 1983 7, 2 6,8 0,4 22,0 1990 9, 2 8,4 0,8 27,8 2000 10, 9 9,4 1,5 33,1 2005 12,4 9,5 2,9 37,7 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005 b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2005 Đáp án câu hỏi 5: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 5a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường Biểu đồ có 2 trục tung, trục tung thứ nhất thể hiện tổng diện tích rừng, trục tung thứ 2 biểu hiện tỉ lệ che phủ rừng 3.0 Đảm bảo đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị, kí hiệu, chú thích, yêu cầu chính xác, trực quan, thẩm mỹ (Thiếu mỗi yêu cầu trừ 0.25 điểm) 5b) - Tổng diện tích rừng nước ta có sự thay đổi: + Giai đoạn 1943 – 1983 tổng diện tích rừng và độ che phủ đều có xu 0.5 hướng giảm do phá rừng, chiến tranh tàn phá + Giai đoạn 1983 – 2005 diện tích rừng và độ che phủ đều có xu hướng tăng do diện tích trồng rừng tăng, chính sách bảo vệ rừng nước ta phát huy 0.5 tác dụng 6