Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Chuyên Vị Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Từ văn bản em hãy chỉ những ra nỗi khổ của các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ sau

 Rồi chẳng may mẹ bị dính Cồ -Vi

Phải cách ly một thời gian hay ra đi mãi mãi...

Trên đường đời chỉ còn con thơ nhỏ dại

Một mình con cũng phải mạnh mẽ bước đi...

Câu 4: Thông điệp nào từ bài thơ trên có ý nghĩa nhất đối với anh chị.

docx 6 trang Thủy Chinh 29/12/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Chuyên Vị Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2019_2020_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Chuyên Vị Thanh (Có đáp án)

  1. * Cảm nhận về đoạn thơ: 3,0 Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Về nội dung: * Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên được hiện lên một lần nữa - Các hình ảnh mây, gió, nước, bướm, cây cỏ hiện lên với sức sống căng tràn, tươi mới => Cái “mơn mởn” của sự sống khiến tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả. - “mau đi thôi” : câu cảm thán thể hiện sự tận hưởng thiên nhiên, tận hưởng thời gian và cuộc sống => Khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương. * Luận điểm 2: Biểu hiện của cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt - Câu thơ "Ta muốn ôm" chỉ có ba chữ được đặt ở vị trí đặc biệt: chính giữa hàng thơ -> Hình ảnh một cái tôi đầy ham hố, đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tầm tay để ôm cho hết, cho khắp, gom cho nhiều mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên của trần thế này vào lòng ham muốn vô biên của nó. - Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn - Rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê -> Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn. - Sử dụng nhiều điệp từ: ta (5 lần), và (3 lần), cho (3 lần) => Nhà thơ muốn ôm ghì, siết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó, muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất, tận hưởng những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, non nước, cây và cỏ rạng. => Sự vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ. * Luận điểm 3: Sự cảm nhận của tác giả qua các giác quan của cơ thể - Tác giả cảm nhận cuộc sống và thiên nhiên qua thị giác, khứu giác, thính giác, + Thị giác: cảm giác mơn trớn của thiên nhiên + Khứu giác: cảm nhận mùi hương đẹp đẽ của thiên nhiên + Thính giác: cảm nhận được âm thanh của thiên nhiên - Tác giả tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất: "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi" -> Tình yêu cuồng nhiệt, mãnh liệt của tác giả. *Luận điểm 4: quan điểm sống tích cực của tác giả - Về nghệ thuật: - Giọng thơ yêu đời vồ vập thấm vào từng câu từng chữ