Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Lương Nghĩa

2. Văn bản: “Hoàng Lê nhất thống chí”

2.1. Tác giả, nội dung và nghệ thuật, thể loại:

- Tác giả: Nhóm tác giả: Ngô gia văn phái

- Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

- Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả, chi tiết cụ thể, khắc họa nhân vật.

- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

2.2. Hình ảnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ:

- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. 

- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.

- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.

- Tài dụng binh như thần.

- Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.

2.3. Sự thất bại thảm hại của quân, tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

* Sự thất bại thảm hại của tướng sĩ nhà Thanh:

- Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình; kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch. Khi quân Tây Sơn đến lại khiếp sợ, vội trốn chạy thoát thân.

- Quân sĩ thì hoảng sợ, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông, chết như rạ. 

* Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

- Vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù.

- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin.

- Khi quân Tây Sơn đến, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân; bám chân của giặc và chết nơi đất khách. . .

3. Truyện Kiều của Nguyễn Du

3.1 Tác giả Nguyễn Du:

- Thân thế: Nguyễn Du (1765 - 1820) tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.

- Cuộc đời: Ông sống vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều biến động; Nguyễn Du sống lưu lạc chìm nổi, cuộc đời nhiều cực khổ thăng trầm.

doc 20 trang Thủy Chinh 30/12/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_luong_nghia.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 5 + Vẻ đẹp mang tính cách, số phận; không hòa hợp, làm cho thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị. Nhân hóa “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. + Vẻ đẹp làm người say đắm. Dùng điển cố, điển tích “một hai nghiêng nước nghiêng thành”. - Tài của Kiều: + Đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa. + Tài đàn là sở trường, năng khiếu “nghề riêng”, vượt lên trên mọi người “ăn đứt”. + Tài đã thể hiện cái tâm của nàng: một trái tim đa sầu, đa cảm. => Vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. 5. Văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 5.1 Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của tác phẩm (Gia biến và lưu lạc) 5.2. Phân tích sáu câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” - Ẩn dụ: “khóa xuân” Kiều đang bị giam lỏng. - Liệt kê kết hợp từ trái nghĩa: “non xa, trăng gần” Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. - Dùng từ ghép, từ láy: “bốn bề bát ngát” Sự rợn ngợp của không gian mênh mông. - Hình ảnh: “cát vàng, bụi hồng” vừa tả thực vừa mang tính ước lệ, cảnh nhiều đường nét, ngổn ngang như tâm trạng của Kiều. - Ần dụ: “mây sớm, đèn khuya” Thời gian tuần hoàn, khép kín; thời gian cùng với không gian như đang giam hãm con người. Kiều ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. - So sánh: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” Trước cảnh, Kiều càng buồn cho thân phận của mình. 5.3. Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của Kiều (Tám câu giữa) - Kiều nhớ đến Kim Trọng: + Phù hợp với quy luật tâm lí: Kiều luôn day dứt, tự trách mình là người phụ tình của Kim Trọng. Và đây là sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du. + Nhiều hình ảnh ẩn dụ: “chén đồng” Kiều luôn nhớ đến lời thề đôi lứa. “tin sương” Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, chờ đợi một cách vô ích. •“tấm son” vừa là tấm lòng thương nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nguôi, vừa là tấm lòng son của Kiều bị hoen ố, không bao giờ gột rửa được. => Nhớ về Kim Trọng trong tâm trạng đau đớn, xót xa. - Kiều nhớ về cha mẹ. + Thương cha mẹ sáng chiều ngóng tin con.
  2. 7 - Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân tiên: “Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ”. - Thể hiện sự cảm kích, xúc động của mình dành cho Lục Vân tiên: “Trước xe quân tử tạm ngồi, Xin cho tiện thiệp lạy rồi sẽ thưa”. - Ý thức và chịu ơn rất trọng của Lục Vân Tiên, không chỉ cứu mạng mà cứu cả cuộc đời trong trắng ( còn quí hơn tính mạng) “ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy, Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi” - Băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng đền đáp đến mấy cũng không đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” => Nét đẹp tâm hồn đó là đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân. III. THƠ HIỆN ĐẠI: 1. Văn bản “Đồng chí” 1.1 Tác giả: Chính Hữu 1.2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác và đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. 1.3. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. 1.4. Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” Cơ sở hình thành tình đồng chí. - Bắt nguồn từ cùng chung cảnh ngộ, xuất thân là nông dân nghèo. + Dùng thành ngữ: “nước mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” vùng đất bạc màu. - Cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ “chẳng hẹn” lại “quen nhau” - Bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui. + Điệp từ, ẩn dụ: “Súng”, “đầu” - Tình đồng chí còn bắt nguồn từ mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. - Dòng thơ đặc biệt, tạo một nốt nhấn, như một lời khẳng định về tình đồng chí. “Đồng chí!” 1.5. Những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. Biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. - Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
  3. 9 - Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim”. => Thiếu phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ. 3. Văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”. 3.1. Tác giả: Huy Cận 3.2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958. 3.3. Cảnh đoàn thuyền ra khơi - Cảnh biển về đêm. + So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” Biển đẹp rực rỡ. + Nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” Vũ trụ như ngôi nhà lớn, gần gũi. - Hình ảnh người lao động. + Dùng từ: “lại” Công việc thường xuyên. + Sự gắn kết ba sự vật: “cánh buồm, gió khơi, câu hát” Hình ảnh khỏe, lạ. + Đối lập, tương phản: sự nghỉ ngơi của vũ trụ - con người lại ra khơi. Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có sức mạnh vật chất, góp với sức gió, giúp con thuyền ra khơi nhanh hơn. 3.4. Vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển. Vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển giữa biển đêm trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. - Con thuyền trở nên kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ: “Lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng, dò bụng biển, dàn đan thế trận, ” - Niềm vui, sự lạc quan trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. “Ta hát bài ca gọi cá vào, ” - Lao động khẩn trương: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. => Niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình. 3.5. Hình ảnh đoàn thuyền trở về. - Lặp lại hình ảnh ba sự vật: “cánh buồm, gió khơi, câu hát” Niềm vui, sự phấn chấn khi đánh cá trở về. - Nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” Sự khẩn trương của người lao động. Thề hiện tầm vóc, vị thế kì vĩ của người lao động. - Nhân hóa: “Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ca ngợi thành quả lao động , niềm tin vào tương lai. 4. Văn bản “Bếp lửa” 4.1. Tác giả: Bằng Việt. 4.2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học ngành luật ở nước ngoài. 4.3. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc ( 3 câu đầu ) + Điệp ngữ: “Một bếp lửa”, từ láy: “chờn vờn” Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
  4. 11 IV. TRUYỆN HIỆN ĐẠI: 1. Văn bản “Làng” 1.1. Tác giả: Kim Lân. Năm sáng tác: 1948. 1.2. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai * Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây: - Vui mừng vì tin tức kháng chiến: “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”. - Tự hào vì quê vẫn sản xuất: “Hừ, đánh nhau thì cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư Hay đáo đề”. * Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây: - Đột ngột, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tên rân rân”. - Cố trấn tĩnh, cố không tin, hỏi lại với hy vọng là có sự nhầm lẫn: “một lúc lâu ông mới rặn è è. -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ”. - Được khẳng định rành rọt, ông đau đớn, xấu hổ như chính mình mắc lỗi: “Cúi gằm mặt xuống mà đi về”. - Tủi thân cho mình và cho các con: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? - Ông kiểm điểm lại tin nghe được, càng thêm thất vọng và đau đớn: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!” - Cái tin dữ xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong ông: lúc nào cũng tưởng người ta đang để ý, người ta đang bàn tán “cái chuyện ấy”. Ông tránh né cả các cuộc trò chuyện với mọi người. => Trong ông Hai có nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi thường xuyên cùng với nỗi đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. - Mâu thuẫn, xung đột nội tâm: Về làng là quay lại làm nô lệ, phản bội cuộc kháng chiến của dân tộc; đi nơi khác thì không ai chứa chấp, bi xua đuổi. - Ông dứt khoác: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. - Quyết định như thế nhưng vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ. - Trút nỗi lòng vào lời thủ thỉ tâm sự với con. Khẳng định tình yêu làng Chợ Dầu, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ Tình càm sâu nặng, bền vững mà thiêng liêng. => Tình yêu làng của của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. * Khi tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính: - Mặt buồn thỉu mọi ngày bổng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, Mồm bỏm bẻm nhai trầu - Mua quà bánh cho con. - Chạy khắp nơi khoe tin với mọi người. - Kể lại rành rọt mọi chuyện => Sung sướng, vui tươi, tự hào. 2. Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”. 2.1. Tác giả: Nguyễn Thành Long. Năm sáng tác: 1972. 2.2. Nội dung chính: Ca ngợi những người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới của những con người như anh. Qua đó, tác giả muốn nói với người đọc: “ Trong cái im lặng của Sa Pa, có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước”.
  5. 13 - Tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách bị dồn nén nay bùng ra thật mạnh mẽ. => Sự ương ngạnh của bé Thu không đáng trách. Hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh; bé Thu quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của cuộc sống; nó chưa chuẩn bị tâm lí để đón nhận những khả năng bất thường. Phản ứng tâm lí của em là tự nhiên, chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật dành cha người ba thật sự. 3.4. Tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con Tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con. * Khi về thăm nhà: - Vui mừng, mong ước được ôm con vào lòng: “Không chờ xuồng cặp bến, anh nhún chân nhảy thót lên”. - Tìm mọi cách vỗ về, gần gũi và chăm sóc con. - Đau khổ chịu đựng khi con không nhận mình là ba: “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi”. - Không kìm nén tức giận, lỡ tay đánh con. * Khi ở chiến khu: - Day dứt, ám ảnh về việc nóng giận đánh con. Nhớ đến lời dặn của con trước lúc ra đi. - Dành hết công sức, tâm trí vào việc làm chiếc lược. - Chiếc lược là nỗi mong nhớ, yêu mến của người cha dành cho con. - Tình thương con khiến ông có sức mạnh để gởi gắm chiếc lược lại cho bạn. B. PHẦN II: TIẾNG VIỆT I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 1. Bảng ôn tập các phương châm hội thoại: Tên các phương châm hội Nội dung Ví dụ minh họa thoại (Có 5 phương châm) - Khi giao tiếp cần An: -Cậu có biét bơi không? nói có nội dung; Ba: -Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa. nội dung của lời An: -Cậu học bơi ở đâu vậy? nói phải đáp ứng Ba: -Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. 1. Phương nhu cầu của cuộc *Phân tích: Khi An hỏi câu “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả châm về giao tiếp, không lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy lượng thừa không thiếu. đủ nội dung mà An cần biết, vì vậy ngay trong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”. Trả lời như thế là vừa thừa, vừa thiếu, nội dung lời nói không đúng yêu cầu giao tiếp. - Khi giao tiếp -Ăn đơm, nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho 2. Phương đừng nói điều mà người khác. châm về chất mình không tin là` - Ăn ốc, nói mò: vu khống, bịa đặt. đúng hay không - Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì
  6. 15 + Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. VD: Bác sĩ nói với người bị bệnh nan y về bệnh tình của họ.  Bác sĩ sẽ không nói thật với bệnh nhân để tránh việc bệnh nhân bị sa sút tinh thần (Bác sĩ đã vi phạm phương châm về chất để ưu tiên cho sức khỏe của bệnh nhân) + Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. VD: - Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, không phải người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Xét về nghĩa hàm ý thì câu này muốn nói: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người; con người không nên chạy theo đồng tiền mà quên đi những thứ quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống. Tức là như vậy vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng. II. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP * Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật nào đó 1. Cách dẫn trực tiếp: - Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật (không sửa đổi); lời dẫn trực tiết được đặt trong dấu ngoặc kép. (sử dụng dấu hai chấm “ : ” để ngăn cách phần đặt trong dấu ngoặc kép với phần đứng trước). - VD: + Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”  Có thể đổi vị trí giữa hai phần: lời dẫn và lời được dẫn. Đặt lời dẫn lên trước, ngăn cách với phần lời dẫn bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy. + “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”- Cháu nói. + “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”, cháu nói. 2. Cách dẫn gián tiếp: - Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thich hợp; không dùng dấu hai chấm; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1.Khái niệm: - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu do xã hội đặt ra. Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: ẩn dụ và hoán dụ. VD1: “Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”.  Từ “xuân”: Một mùa trong năm, mùa chuyển tiết từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thương được coi là mùa mở đầu cho một năm (nghĩa gốc). “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non”.  Từ “xuân”: thuộc về tuổi trẻ (chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ).
  7. 17 - Do yêu cầu biểu thị chính xác các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ nên về nguyên tắc trong một lĩnh vực khoa học - công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ được biểu thị bằng khái niệm và ngược lại. - Thuật ngữ không có tính biểu cảm. V. TỪ TƯỢNG HÌNH, TƯỢNG THANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ VỰNG 1. Từ tượng hình, tượng thanh: 1.1. Từ tượng hình: - Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: thướt tha, duyên dáng, lung linh, 1.2. Từ tượng thanh: - Mô tả âm thanh của tự nhiên, con người. 1.3. Đặc điểm, công dụng: - Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, tính biểu cảm cao dùng trong văn bản miêu tả và tự sự. 2.Các biện pháp tu từ về từ vựng: 2.1. So sánh: - Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. - Cấu tạo vế A là từ so sánh, vế B là từ được so sánh. VD: - Dòng sông trong sáng như gương. - Cô ấy đẹp như hoa. 2 2. Ẩn dụ: - Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. - Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh hàm súc gợi cảm. VD: - “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 2.3. Nhân hoá: - Gọi hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng tả hoặc nói về con người. VD: - “Thương nhau tre không ở riêng”. - “Trâu ơi ta bảo trâu này ”. Tác dụng: Câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn. 2.4. Hoán dụ: - Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. -Các kiểu hoán dụ: + Gọi tên sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó (lấy bộ phận để chỉ toàn thể). + Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật, hiện tượng luôn đi đôi với nó như một dấu hiệu đặc trưng của nó (lấy đặc trưng của sự vật để gọi sự vật). + Gọi sự vật hiện tượng bằng tên sự vật chứa đựng nó. 2.5. Nói giảm nói tránh:
  8. 19 - Phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh: + Là cái gì? + Có đặc điểm tiêu biểu gì? + Có cấu tạo như thế nào? + Hình thành ra sao? + Có giá trị, ý nghĩa gì đối với đời sống con người? - Muốn có tri thức, ta phải: + Quan sát : không chỉ nhìn, mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu. + Tra cứu: từ điển, sách giáo khoa + Phân tích đối tượng chia thành mấy bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận? 4. Các phương pháp thuyết minh: - Phương pháp nêu định nghĩa. - Phương pháp liệt kê. - Phương pháp nêu ví dụ cụ thể. - Phương pháp dùng số liệu. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích phân loại. 5. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca 6. Kết hợp với yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh: 7. Một số đề bài tham khảo: Đề 1: Giới thiệu một di tích lịch sử ở quê hương em Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Đề 3: Giới thiệu một loài động vật có ích đối với đời sống con người (con lợn, con trâu, con bò, con gà . . .) Đề 4: Cây lúa Việt Nam (cây tre, cây hoa mai . ) Đề 5: Giới thiệu một trò chơi dân gian Đề 6: Thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc ở quê hương em. * Lưu ý chung: Thuyết minh kết hợp các yếu tố như: miêu tả, biện pháp nghệ thuật,. . . II. VĂN TỰ SỰ: 1. Thế nào là văn bản tự sự? Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Các bước thực hành viết văn tự sự: - Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Quan sát và tưởng tượng. - Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện. - Tìm các chi tiết có ý nghĩa. - Chọn từ đặc sắc. 3. Nâng cao kĩ năng làm văn tự sự: Bài văn tự sự hay cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau: - Tự sự kết hợp với miêu tả. - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Nghị luận trong văn bản tự sự.