Đề cương ôn tập môn Công nghệ Khối 6 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 18: Chất liệu vải thường dùng để may rèm:
A. Vải bền, có độ rủ, vải lụa B. Vải dày như gấm, nỉ và vải mỏng như voan, ren
C. Vải gấm, nỉ, vải hoa, vải tơ tằm D. Vải phin hoa, vải màn
Câu 19: Người béo và lùn nên mặc loại vải:
A. Màu sáng, mặt vải thô, kẻ sọc ngang B. Màu sáng, mặt vải láng, kẻ sọc dọc
C. Màu tối, mặt vải thô, kẻ sọc ngang D. Màu tối, mặt vải trơn, kẻ sọc dọc
Câu 20 : Treo gương trên phía tràng kỉ, ghế dài tạo cảm cảm giác:
A. Thân mật, ấm cúng C. Tạo vẻ râm mát
B. Chiều sâu cho căn phòng D. Căn phòng rộng ra.
Câu 21: Hoa giả là loại hoa :
A. Được trồng từ thiên nhiên. C. Được làm từ lụa, nhựa, nilon
B. Được làm từ một số hoa lá sấy khô. D. Hoa lan, hoa hồng, hoa cúc
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_khoi_6_truong_thcs_luong_nghia.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Công nghệ Khối 6 - Trường THCS Lương Nghĩa
- 5 Câu 14: Chúng ta cần làm gì để giữ nhà ở sạch sẽ, ngắn nắp? Câu 15: Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? 5
- 7 - Ảnh hưởng của vải, kiểu may đến vóc dáng người mặc là: * Tạo cảm giác gầy đi, cao lên: - Màu tối: như nâu sẫm, hạt dẻ, đen, xanh nước biển, - Mặt vải: trơn, phẳng, mờ đục. - Kẻ sọc dọc, hoa văn có dạng sọc dọc, hoa nhỏ, - Đường nét chính trên áo: dọc theo thân áo - Kiểu áo may vừa sát cơ thể ( áo 7 mảnh ), tay áo chéo. * Tạo cảm giác béo ra, thấp xuống: - Màu sáng: màu trắng, vàng nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt, - Mặt vải: bóng láng, thô, xốp. - Kẻ sọc ngang, hoa văn có dạng sọc ngang, hoa to, - Đường nét chính trên áo: ngang thân áo. - Kiểu áo có cầu vai, dún chun, tay bồng, kiểu thụng. Câu 3: Em hãy trình bày cách chọn vải, kiểu may, màu sắc, trang phục đi kèm khi em đi lao động trong trường ? - Chọn loại vải hút ẩm cao như: vải bông, nhân tạo - Kiểu may đơn giản, rộng - Chọn màu tối: đen, xanh sẫm . - Chọn giày ba ta, dép thấp Câu 4 : Em hãy lựa chọn màu sắc, hoa văn và chất liệu vải cho người béo, lùn để tạo cảm giác gầy đi, cao lên. + Màu tối: Nâu sẫm, hạt dẻ, xanh nước biển, + Mặt vải trơn, phẳng, mờ đục. + Kẻ sọc dọc, hoa văn có dạng sọc dọc, hoa văn nhỏ, Câu 5 : Em hãy lựa chọn màu sắc, hoa văn và chất liệu vải cho người cao, gầy để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống? + Màu sáng: màu trắng, vằng nhạt, xanh nhạt, + Mặt vải bóng láng, thô, xốp. + Kẻ sọc ngang, hoa văn có dạng sọc ngang, hoa văn to, Câu 6: Em hãy trình bày cách chọn vải, kiểu may, màu sắc của trang phục đi học? - Chọn loại vải sợi pha - Kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động - Chọn màu nhã nhặn: trắng, xanh tím than, 7
- 9 Câu 11: Trình bày các công việc chính để bảo quản trang phục? Vì sao chúng ta cần phải bảo quản trang phục? - Các công việc chính: giặt, phơi, là (ủi) và cất giữ. - Bảo quản trang phục nhằm: + Giữ được độ bền của trang phục. + Tiết kiệm chi phí mua sắm quần áo. Câu 12: Trang phục là gì?Theo em có mấy loại trang phục (kể tên) ? - Trang phục: Bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất, khăn quàng - Có 4 loại trang phục + Theo thời tiết: Trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nắng. + Theo công dụng: Trang phục lễ hội, đồng phục, trang phục thể thao + Theo lứa tuổi: Trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi. + Theo giới tính: Trang phục nam, trang phục nữ. Câu 13: Nhà ở có vai trò gì trong đời sống con người? - Là nơi trú ngụ của con người. - Bảo vệ con người tránh các tác động xấu từ thiên nhiên. - Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Câu 14: Chúng ta cần làm gì để giữ nhà ở sạch sẽ, ngắn nắp? - Các công việc cần làm để giữ nhà ở sạch sẽ, ngắn nắp: + Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt vệ sinh. + Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà ở. Câu 15: Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? - Chúng ta cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình; tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tìm kiếm đồ vât; làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở. - Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp em cần: có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp; tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở và thường xuyên dọn dẹp nhà ở. TỔ TRƯỞNG DUYỆT NGƯỜI SOẠN DUYỆT CỦA BGH 9