Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 5: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng?

Câu 6: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

Câu 7: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng?

Câu 8: Thế nào là ảnh tạo bởi gương cầu lõm?

Câu 9: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Câu 10: Tần số là gì? Đơn vị của tần số?

Câu 11: Thế nào là âm cao, âm thấp?

Câu 12: Biên độ dao động là gì? Thế nào là âm to, âm nhỏ.

doc 10 trang Thủy Chinh 30/12/2023 280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. - Đáp án A . Câu 22: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất: A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng - Đáp án C . Câu 23: Phương án nào là sai trong các phương án sau đây? Tác dụng của gương cầu lõm là A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật. D. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì. - Đáp án D . Câu 24: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn? A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng. B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa. C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song. D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm. - Đáp án C. Câu 26: Chọn câu trả lời đúng Ta biết rằng khi chiếu một chùm tia song song lên một gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Nếu đặt tại điểm đó một màn chắn nhỏ thì ta sẽ thấy: A. Một vệt sáng. B. Một điểm sáng rõ. C. Không thấy gì khác. D. Màn sáng hơn. - Đáp án :B. Câu 27: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là: A. dùi gõ B. các thanh đá
  2. Câu 36: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng -Đáp án: C Câu 37: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su? A. Tấm nhựa B. Chân không C. Nước sôi D. Cao su -Đáp án : B Câu 38: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Gần đường ray xe lửa B. Gần sân bay C. Gần ao hồ D. Gần đường cao tốc -Đáp án : C Bài 39: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường. B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc. C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi. D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học. - Đáp án : D Bài 40: Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả để chống ô nhiễm tiếng ồn? A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra B. Ngăn chặn đường truyền âm. C. Làm cho âm truyền theo hướng khác. D. Làm cho âm truyền thẳng. - Đáp án : D 15 CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu 2: Thế nào là tia sáng? Kể tên các loại chùm sáng? Câu 3: Thế nào là bóng tối? Bóng nũa tối? Câu 4: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
  3. Câu 4: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Độ lớn ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. - Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. Câu 5: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. Câu 6: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng? Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Câu 7: Thế nào là ảnh tạo bởi gương cầu lõm? Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. Câu 8: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng? Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. Câu 9: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Câu 10: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz. Câu 11: Thế nào là âm cao, âm thấp? - Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. - Dao động càng chậm, tần số dao động càng nho, âm phát ra càng thấp. Câu 12: Biên độ dao động là gì? Thế nào là âm to, âm nhỏ. - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. - Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. - Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ. Câu 13: Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Và không truyền được trong môi trường nào? - Âm có thể truyền qua những môi trường như khí, rắn, lỏng - Không thể truyền qua chân không.