Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 26: Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?

A. Tâm thất phải.      B. Tâm nhĩ trái.     C. Tâm nhĩ phải.    D. Tâm thất trái.

Câu 27: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?

A. 85 lần.               B. 75 lần.              C. 60 lần.               D. 90 lần.

Câu 28: Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi:

A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.

B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.

doc 9 trang Thủy Chinh 30/12/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 5 C. Tích luỹ năng lượng. D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản. Câu 39: Chuyển hoá cơ bản là: A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Câu 40: Ở người bình thường, nhiệt độ đo được ở miệng là: A. 38oC. B. 37,5oC. C. 37oC. D. 36,5oC. Đáp án Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 10 D A B C C C C C C D Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B B B B B A D A B C Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C C C B D C B A C B Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A C C D C B C C D C II/ Câu hỏi tự luận: Câu 1:Bằng một ví dụ, hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lời giải: Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều . Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
  2. 7 – Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi. * Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ. – Để tăng cường khả năng làm việc của cơ và giúp cơ dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. – Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động mạnh (khi tham gia thể thao) nên thư giãn, đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp. Câu 7:Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh ? Lời giải * Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần: – Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí. – Tắm nắng tạo điều kiện cho tiền vitamin D chuyển hóa thành vitamin D để sử dụng trong quá trình tạo xương. – Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. * Để chống vẹo cột sống cần chú ý: – Khi mang vác vật nặng, không nên vượt qua sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. – Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, chống cong vẹo cột sống. Câu 8:Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Lời giải *Thành phần cấu tạo của máu: – Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. * Chức năng của huyết tương và hồng cầu: – Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. – Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2. Câu 9:Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
  3. 9 – Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như : ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. – Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu. Câu 14:Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng ? Lời giải - Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng. - Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp. + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc ( cả ở lông ruột ). + Ruột dài → tổng diện tích bề mặt 500m2. Câu 15:Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này ? Lời giải – Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường thải ra khí cacbônic và chất thải. – Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết. – Mối quan hệ : trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời. Hết