Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Dân Chủ

Câu 4:  Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận? 

Trả lời:

- Trong máu người có 2 yếu tố:

- Kháng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại được kí hiệu A và B

- Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại là a  và b (a gây kết dính A,  b gây kết dính B). Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu người cho xảy ra do khi vào cơ thể người nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu người nhận gây kết dính. Vì vậy khi truyền máu cần chú ý nguyên tắc là “Hồng cầu của máu người cho có bị huyết tương của máu nhận gây dính hay không”.

a) Máu O là máu chuyên cho: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.

b) Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.

docx 5 trang Thủy Chinh 25/12/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Dân Chủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2014_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Dân Chủ

  1. - Mạng mao mạch máu và mạng mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. b/ Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là do các chất nhầy do các TB tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các TB niêm mạc với pepsin Câu 4* : a. Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì? b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào? Trả lời: a.- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị. - Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ -Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật -Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng. -Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau: Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp. Câu 5: Trình bày quá trinh hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? Trả lời: Các chất dinh dưỡng được hấp thu theo 2 con đường: + Theo đường máu: đường, axit béo và glixerin, axit amin,các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước. + Theo đường bạch huyết: lipit (các giọt nhọ đã nhũ tương hóa), các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K) - Vai trò của gan: gan đảm nhiệm các vai trò + Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa li pit + Khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng + Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định