Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 37, Bài 9: Nói quá
3. Bài tập 3. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
- Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Đoàn kết tạo ra sức mạnh dời non lấp biển.
- Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều thế hệ.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng kẻ thù.
- Tớ nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 37, Bài 9: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_37_bai_9_noi_qua.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 37, Bài 9: Nói quá
- 2. Kết luận - Khái niệm: nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Qua phần xét ví dụ, hãy cho biết nói quá là gì và tác dụng của nói quá?
- Bài tập nhanh Bài 1: Xác định phép nói quá trong những câu sau: a) Nhớ, tôi nhớ đến chết cũng không quên. Đáp án: tôi nhớ đến chết cũng không quên. b) Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người. Đáp án: tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người. c) Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo: “tơ hồng trời cho”. Đáp án: Lỗ mũi mười tám gánh lông
- 2.Bài tập 2. Điền các thành ngữ sau vào chỗ trống / / để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a. chó ăn đá gà ăn sỏi b. bầm gan tím ruột c. ruột để ngoài da d. nở từng khúc ruột e. vắt chân lên cổ