Thiết kế mục tiêu bài học

Mục tiêu học tập: là kết quả học tập dự kiến mà HS đạt được sau bài học. Việc thiết kế mục tiêu được quy định bởi chuẩn chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.

Mục tiêu học tập được thiết kế có thể không     hoàn toàn trùng khớp với mục tiêu do người học tự đặt ra. Đó là một thực tế khách quan cần được tôn trọng vì chính độ chênh này mới thực sự là điều kiện cho sự phát triển và khác biệt cá nhân.

ppt 31 trang Hữu Vượng 28/03/2023 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế mục tiêu bài học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptthiet_ke_muc_tieu_bai_hoc.ppt

Nội dung text: Thiết kế mục tiêu bài học

  1. II. Ba lĩnh vực chính của mục tiêu học tập: 2. Lĩnh vực tâm vận (Kĩ năng): gồm các mục tiêu học tập liên quan đến kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, sự phối hợp hoạt động trí tuệ và hoạt động thể chất, kĩ năng tiến hành các hoạt động thực tiễn. 3. Lĩnh vực cảm xúc (Thái độ, tình cảm): gồm các mục tiêu học tập liên quan đến yêu, ghét, nhiệt tình, thờ ơ, đến các kĩ năng biểu cảm và thể hiện các chuẩn mực của đời sống xã hội.
  2. GỐC CHỈNH SỬA Đánh giá Sáng tạo Tổng hợp Đánh giá Phân tích Phân tích Vận dụng Vận dụng Hiểu Hiểu Biết Nhớ Sơ đồ chỉnh sửa phân loại nhận thức của Lorin Anderson
  3. + (Vận dụng vừa) Đánh giá (Evaluating): kiểm tra, đặt giả thuyết, đưa ra ý kiến, thử nghiệm; + (Vận dụng cao) Sáng tạo (Creating): nghĩ ra ý tưởng mới, làm ra sản phẩm, tạo ra cái mới từ cái đã biết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đã vạch ra.
  4. Mức Động từ diễn đạt độ Định nghĩa Ghi lại Nhớ lại Lên danh sách Gắn Kể lại Nhớ Nêu tên Sắp xếp lại Sắp xếp thứ tự Điền vào Nhắc lại 1 cách Nhớ máy móc
  5. Mức Động từ diễn đạt độ Dịch Áp dụng Dùng Sử dụng Thực hành Kịch hoá Giải thích Thể hiện Lên kế hoạch Áp dụng Minh hoạ Hoạt động Vẽ Mô phỏng Phỏng vấn Xây dựng
  6. Mức Động từ diễn đạt độ Nhận định Thiết lập Bảo vệ Tình điểm Đánh giá Ước lượng Đánh giá Dự đoán Lựa chọn Định giá Đo đạc Tranh luận Quyết định
  7. * Đối với lĩnh vực tâm vận: theo R.H. Dave lĩnh vực này được phân chia thành 5 cấp độ: + Bắt chước (Imitation): lặp lại một hành động đã quan sát, hoặc tái tạo sản phẩm giống mẫu. Ở cấp độ này, hoạt động cơ bắp là chủ yếu. + Thao tác (Manipulation): thực hiện hoặc tạo ra sản phẩm thông qua việc nhận dang theo chỉ dẫn của tài liệu hơn là qua quan sát trực tiếp. Cấp độ này đòi hỏi có sự phối hợp giữa hệ thần kinh và cơ bắp.
  8. Tự động hoá (Naturalization): hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách tự nhiên, giống như tiềm thức, bản năng Những thuật ngữ và mệnh đề thích hợp để phát biểu mục tiêu về kĩ năng thường có dạng hình thức là: Thực hiện (hay tiến hành, hoàn thành, làm ) hành động hay hành vi nào đó, ở trình độ nhất định (đúng mẫu, nhanh đến đâu, chính xác ở mức độ nào )
  9. * Đối với lĩnh vực cảm xúc: Theo D.R. Krathwohl, B.B Msia lĩnh vực này được chia thành 5 mức: + Tiếp nhận (Receiving): thể hiện sự sẵn sàng, chú tâm học tập, hoặc chú ý lắng nghe khi có sự tác động từ bên ngoài (các hoạt động trong lớp, SGK, âm nhạc, ) + Đáp ứng (Responding): thể hiện ở chỗ tích cực, chủ động tham gia hoạt động và có thể phản hồi khi cần thiết.
  10. Những thuật ngữ và mệnh đề thích hợp để phát biểu mục tiêu về thái độ thường có dạng hình thức là: Thể hiện ý thức (hay thái độ, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, lí trí ) trước sự kiện (hay đối tượng, quan hệ, tình huống nào đó) theo định hướng giá trị nhất định: rung cảm, đồng cảm, xúc cảm, bất bình, hài lòng, thứ nhận, chấp nhận, phản đối, phê phán,
  11. - Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh 1 đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó. - Mỗi đầu ra của mục tiêu nên được diễn đạt bằng 1 động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động.
  12. SMART là từ ghép từ 5 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của mỗi yêu cầu khi viết mục tiêu bài học S (Simple Specific): Đơn giản, cụ thể. M (Measurable): Có thể đo, đếm được, được thể hiện bằng động từ hành động. A (Attainable): Có thể đạt được. R (Realistic): Thực tế (điều kiện thực hiện) T (Time – bound) Có giới hạn thời gian
  13. -Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu. Ở phần này GV phải dự kiến được mức độ thành thạo của HS. Ví dụ bài kiểm tra cuối tiết học sẽ được đa số HS hoàn thành trong bao nhiêu phút? Tỉ lệ phần trăm số HS hoàn thành bài tập từ mức trung bình trở lên? Số sai sót tối đa cho phép trong bài làm của HS? (Theo Mager – 1975)
  14. Dựa vào những gợi ý trên đây, GV chúng ta nên thay đổi cách xác định và phát biểu mục tiêu bài học cho phù hợp xu hướng đổi mới PPDH hiện nay. Trong khi vận dụng, nên tránh khuynh hướng cực đoan và máy móc.