Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Vũ Thị Thu Trang

A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu được thế nào là vưa tự sự, biết phân biệt văn tự sự với các kiểu văn khác.
- Yêu thích và có hứng thú tạo lập văn bản tự sự.
 - Rèn kĩ năng kể lại các sự việc trong văn tự sự theo một trình tự thống nhất
B. Chuẩn bị
- Gv: giáo án, các bài tập tham khảo
- Hs: chuẩn bị bài
C. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
- Thuyết trình, vấn đáp, trao đổi thảo luận nhóm, gợi dẫn nêu vấn đề....
doc 78 trang Thủy Chinh 26/12/2023 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Vũ Thị Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_vu_thi_thu_trang.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Vũ Thị Thu Trang

  1. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 Vì: - Không có nhân vật. - Không có chuỗi sự việc trước sau, không có ý nghĩa. Đoạn 1: Nghị luận chình trị, xã hội. Đoạn 2: Thuyết minh. Đoạn 3: Nghị luận chứng minh: một vấn đề đời sống. 2. Bài tập 2. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 dòng) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em. * Gợi ý Kỉ niệm đáng nhớ của em , có thể là: - Chuyến đi du lịch hè 2007-2008 - Chuyến về thăm quê trong hè vừa rồi. - Một người bạn mới quen trong hè. Một số yêu cầu: - Chữ viết nắn nót, rõ ràng, sạch. - Không viết tắt, viết sai lỗi chính tả, viết hoa danh từ riêng. - Diễn đạt lưu loát, có sự chọn lọc từ ngữ, dùng các biện pháp tu từ * Hs tự làm, lần lượt trình bày trước lớp. - Hs nhận xét. 4. Củng cố. - Gv cho học sinh khái quát lý thuyết toàn bài. - Nhấn mạnh một só ý chính. 5. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. - Học thuộc lý thuyết. - Nắm chắc được khái niệm về văn bản tự sự để phân biệt với các kiểu văn bản khác. - Hoàn thành bài tập còn lại. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 5
  2. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 b. Hãy tóm tắt truyện dựa theo những sự việc mà hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đã làm ? c. Em hiểu " Thạch Sanh" nghĩa là gì ? d. Có thể thay tên gọi của truyện như các tên dưới đây được không ? 1.Người dũng sĩ. 2. Lí Thông-Thạch Sanh. 3. Đáng đời đứa tham lam, gian ác. 4. Những chiến công của Thạch Sanh. * Gợi ý: Hs chọn trong truyện các sự việc mà hai nhân vật đã làm. a. Hai nhân vật trong truyện cổ tích tiêu biểu cho phe thiện, phe ác, phe chính nghĩa, phi nghĩa. Kết thúc: Phe chính nghĩa, phe thiện đã thắng; phi nghĩa, phe ác bị trừng trị.Hai nhân vật có vai trò, ý nghĩa chủ chốt để làm rõ chủ đề truyện. Quan trọng hơn là nhân vật chính: Thạch Sanh. b. Hs tóm tắt. c. Thạch Sanh:( Thạch: là keo, chất từ thực vật như rau câu; Sanh: là một loại cây cùng họ với với cây si, cây đa): Cậu bé họ Thạch sống dưới gốc đa. d. Đặt tên như 4 cách cũng được, song chưa khái quát được đầy đủ những khía cạnh khác của truyện. - Cách 1: Còn chung chung. - Cách 2: Sai. - Cách 3: Mới nêu được một khía cạch của chủ đề. - Kết luận: Đặt tên truyện Thạch Sanh là hợp lí nhất. 2. Bài tập 2. Mở đầu câu chuyện về em bé của mình, em nói: " Cún con nhà tớ rất đáng yêu, các cậu ạ". Em có thể nêu dự định kể tiếp những sự việc gì để làm rõ với các bạn về em Cún Con của mình. * Gợi ý: - Ngủ dậy, cún không khóc nhè đâu, đòi lấy bàn chải đánh răng cùng với chị - Cún con ăn hết bát bột chị xúc - Cún chỉ hơi phụng phịu một chút khi biết mẹ đi làm, sau đó vẫn chào mẹ - Cún ru bút bê ngủ, chơi một mình để chị nấu cơm Hs lần lượt trình bày những dự định của mình. Viết bài văn hoàn chỉnh. 4. Củng cố. ? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào ? ? Thế nào là nhân vật trong văn bản tự sự ? 5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học thuộc lí thuyết. Hoàn thành các bài tập giáo viên đã cho ở trên - Chuẩn bị cho tiết: Chủ đề và dàn bài trong văn tự sự. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 7
  3. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 Đề 1: Có thể tham khảo các tình huống sau: - Từ hồi em còn thơ ấu( 3 tuổi), bố mẹ đã phải đi làm xa. - Mưa to như chút nước, từ trường đội mưa về nhà - Một cư xử vụng dại hồi ấu thơ( ân hận). Đề 2: Có thể chọn một trong hai các tình huống sau: - Lên nhầm tầu hoả, bị lạc gia đình. - Đi có việc riêng, không xin phép bố mẹ, đề bố mẹ phải đi tìm. - Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đường cho khách qua đường. 2. Bài tập 2 Đọc truyện Hoàng đế họ Mai( Các dạng bài tập và càm thụ thơ văn 6) và trả lại câu hỏi: - Cho học sinh đọc. a. Chủ đề của truyện ca ngợi ai ? - Sự việc nào tập trung chủ đề ? - Gạch dưới ( hoặc ghi ra) những câu văn làm trõ chủ đề ? b. Hãy chỉ ra 3 phần: MB, TB, KB của truyện ? c. Trong số các sự việc của truyện , sự việc nào hấp dẫn và đáng nhớ nhất ? * Gợi ý: a. Chủ đề: Ca ngợi anh hùng khởi nghĩa nông dân Mai Hắc Đế. Từ đó, ca ngợi truyền thống đấu trang chống ngoại xâm của dân tộc. b. Chuyện gồm 3 phần: - Mở bài: Từ đầu đến " mẹ già": Giới thiệu hoàn cảnh đất nước và giới thiệu Mai Thúca Loan. - Thân bài: Tiếp theo đến" bỏ về nước": Nhân dân bị bóc lột khổ cực đã đứng dậy dưới sự lãnh đạo của MTL và thắng lợi bước đầu. - Kết bài: Đoạn còn lại: MT lên ngôi hoàng đế và tiếp tục chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. c. Trong số các sự việc trong truyện, sự việc hấp dẫn, đáng nhớ nhất là: Trai tráng trên đường chở vải ra Thăng Long đã đồng tâm nhất trí nổi dậy chống giặc. 4. Củng cố. - Khái quát kiến thức toàn bài. 5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học thuộc lý thuyết. Hoàn thành các bài tập giáo viên đã cho ở trên. - Chuẩn bị tiết: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 9
  4. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 II. Bài tập. Cho đề văn: Hãy kể chuyện về một người bạn tốt. a. Tìm hiểu đề bài trên. b. Tìm ý cần thiết phục vụ đề tài. c. Lập dàn ý cho đề bài. d. Tập viết một đoạnvăn. e. Viết thành bài văn hoàn chỉnh. * Gợi ý: a. Tìm hiểu đề: - Bước 1: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới các từ quan trọng ( từ kể và ngữ nói về một người bạn tốt). - Bước 2: Từ những phần đã gạch chân xác định: + Thể loại: Kể( tự sự) + Nội dung kể: Một người bạn tốt( nội dung về đời thường). b. Tìm ý: Nếu đã chọn tình huống thì tiếp tục chọn các sự việc , sắp xếp theo trình tự trước sau. c. Lập dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện và xuất hiện nhân vật. - Thân bài: Kể diễn biến truyện ( gòm các sự việc đã chọn). - Kết bài: Kết quả sự việc. Tình bạnbền vững mãi mãi. d. Viết một bài văn tự sự dựa vào dàn ý vừa lập trên. đ. Sau đó viết toàn bài: Tự sự. IV. Củng cố. - Khái quát kiến thức toàn bài. V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học thuộc lý thuyết - Hoàn thành các bài tập giáo viên đã cho ở trên. - Chuẩn bị tiết: Ôn tập . Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 11
  5. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 a. " Có một cô bé tuổi trăng tròn rời miền quê có luỹ tre xanh, có đồng lúa vàng, lên thành phố để giúp công việc cho gia đình người bác. Nhà bácc không thiếu một thứ gì - từ bếp ga, nồi cơm điện, lò vi ba, tủ lạnh những cô bé ấy cơm ăn không ngon, ngủ không thấy trọn giấc, ngồi bần thần khó chịu. Người bác hỏi vì sao mà buồn? Cô bé rất thật lòng: " Con nhớ khói!" " ( Lê Đức Đồng, Văn học và tuổi trẻ) b. " Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng giêng rồi hết tháng hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng sai hỏi. Khi biết chuyện, Ngọc Haòng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm, để chồng nàng mặc thử áo." ( Nàng Bân) c. " Ngày xưa, có vị hoàng đế thích quần áo mới đến nỗi có bao nhiêu tiền của đều tiêu pha vào việc may mặc hết. Ngoài ra, ngài không thiết gì đến binh sĩ, chẳng thiết xem hát, cũng không thiết vào rừng chơi bời, săn bắn, chỉ thích khoe quần áo mới thôi. Suốt ngày, lúc nào ngài cũng thay quần áo. Khi nói đến vua, người ta thường nói: " Hoàng đế đang lam triều". Nhưng đối với ông vua này, người ta phải nói: " Hoàng đế đang bận mặc quần áo" " - Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì ? Hãy gạch chân dưới câu chủ đề có ý nghĩa quan trọng của mỗi đoạn ? - Mỗi đoạn có bao nhiêu câu ? Đây có phải là 3 đoạn văn tự sự không ? Các câu trong đoạn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào ? * Gợi ý: + Đoạn 1: Kể về một em bé ở tuổi trăng tròn, lên thành phố làm việc, nhớ làng quê của mình. + Đoạn 2: Kể về nàng Bân không nản chí trong việc may áo cho chồng. + Đoạn 3: Kể về một Hoàng đế thích mặc quần áo mới. - Câu chủ đề còn gọi là câu chốt của mỗi đoạn: + Câu chủ đề ở đoạn 1:"Có một cô bế tuổi trăng tròn cho gia đình người bác". ( Câu 1 của đoạn). + Câu chủ đề ở đoạn 2: " Nhưng nàng Bân không nản chí"( Câu 1) + Câu chủ đề ở đoạn 3:" Ngày xưa, có một vị Hoàng đế may mặc hết"( Câu 1). - Đoạn 1 có 4 câu. - Đoạn 2 có 5 câu. - Đoạn 3 có 5 câu. - Các câu ở đoạn 1 và đoạn 2 phát triển theo thứ tự trước sau để làm rõ câu chủ đề. - Các câu ở đoạn 2 và đoạn 3 cũng theo thứ tự trước sau, song còn kết hợp giải thích câu chủ đề. 2. Bài tập 2. Hãy viết đoạn văn giới thiệu nhân vật: Lang Liêu, Lê Thận, Lê Lợi, Rùa Vàng. - Học sinh tự làm, trình bày trước lớp. - Hs và giáo viên nhận xét, cho điểm. V. Củng cố - Gv củng cố kiến thức toàn bài. V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học thuộc lý thuyết. Hoàn thành bài tập( giáo viên đã cho ở trên). - Chuẩn bị: chuyên đề 2: Một số tác phẩm văn học dân gian. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 13
  6. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 ? Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của nay. văn học dân gian. 2. Những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian. ? Em hiểu thế nào là tính truyền miệng. a. Tính truyền miệng. Truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này cho đến thế hệ khác. Khi chưa có chữ viết thì đây là một hình thức phổ biến để lưu truyền. b. Tính dị bản. Vì sao văn học dân gian lại có tính dị Vì đặc tính truyền miệng cho nên có bản? nhiều dị bản khác nhau, hay nói cách khác dị bản chính là hệ quả của tính truyền miệng. ? Tính tập tập thể trong văn học dân gian c. Tính tập thể. là gì? Trong chế độ công xã nguyên thuỷ việc sáng tác các tác phẩm văn học dân gian do tập thể ngươì lao động sáng tạo ra. ? có những thể loại tác phẩm văn học dân 3. Phân loại các tác phẩm văn học dân gian nào mà em biết? gian. a. Thần thoại. b. Truyền thuyết c. Truyện cổ tích d. Truyện ngụ ngôn đ. Truyện cười. B. Bài tập Bài tập 1: Học sinh kể tên những tác phẩm văn học Hãy kể tên những tác phẩm văn học dân dân gian đã học trong chương trình và gian mà em đã học hoặc nghe kể ? một số tác phẩm đã được nghe kể chuyện: vd: Cây tre trăm đốt, nàng tiên hổ, chú cuội cung trăng Bài tập 2: ? Hãy kể một câu chuyện dân gian mà em Học sinh tự làm thích bằng lời văn của em. IV, Củng cố. Nhấn mạnh nội dung bài dạy V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà . - Đọc kĩ nội dung bài phần lí thuyết. - Tiếp tục sưu tầm các tác phẩn văn học dân gian - Chuẩn bị xem trước các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 15
  7. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 ? Em hiểu thế nào là truyền thuyết. nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ thể hiện quan điểm và cách đánh giá của dân gian về nhân vật và sự kiện lịch sử đó. 2. So sánh giữa truyền thuyết và thần thoại. Thần thoại Truyền thuyết Nhân vật chính: là Là những người anh ? Em đã được đọc một số những câu thần hay bán thần hùng. chuyện thần thoại. Hãy so sánh giữa thần Chủ đề: phản ánh tự Người anh hùng thoại và truyền thuyết xem có điểm gì nhiên, chống thiên dựng nước và giữ nhiên. nước, gắn trực tiếp giống và khác nhau. Kết cấu: hình thức đơn với đời sống nhân giản dân. Kết cấu phức tạp, nhiều tình tiết lồng ghép nhau. ? Trong chương trình ngữ văn 6 em đã - Con Rồng cháu Tiên, bánh chưng bánh học những truyền thuyết nào kể ten các gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh Thánh Gióng, truyền thuyết đó. Sự tích Hồ Gươm. B. Bài tập Bài tập 1: Con Rồng cháu tiên – Lạc Long Quân- ? Hãy kể tên những nhân vật lịch sử gắn Thời kì các vua Hùng dựng nước. với thời gian cụ truyể trong những truyền Bánh chưng bánh giày- Lang Liêu- Thời thuyết mà em đã học. Hùng Vương Thánh Gióng- Thánh Gióng- Thời Hùng Vương thứ 6 Sơn Tinh Thuỷ Tinh- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh- thời Hùng Vương thứ 18 Sự tích Hồ Gươm – Lê Lợi – thời hậu Lê. Bài tập 2: ? Ngoài những truyền thuyết đã học trong Yêu cầu học sinh chọn và kể bằng lời văn chương trình em còn biết đến những của mình. truyền thuyết nào khác. Hãy kể lại một trong những truyền thuyết mà em biết bằng lời văn của em. IV. Củng cố. Nhấn mạnh nội dung kiến thức đã học. V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học kĩ và phân biệt được giữa truyền thuyết và thần thoại. - Lập bảng điển giá trị nội dung và nghệ thuật của một số những truyền thuyết đã học. - Tìm dị bản của những truyền thuyết đó. - Chuẩn bị xem trước những tác phẩm truyện cổ tích. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 17
  8. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 của một số kiểu nhân vật quen thuộc như ? Những nội dung cơ bản mà truện cổ tích người bất hạnh, nhân vật thông minh phản ánh là gì? 2. Những nội dung cơ bản của truyện cổ tích. - Phản ánh trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân ta. - Phản ánh cuộc sống của người lao động và thái độ của họ đối với cuộc sống đó. B. Bài tập. Bài tập 1 Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, ? Nêu những văn bản truyện cổ tích mà cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá em đã học trong chương trình ngữ văn 6 vàng tập 1 Bài tập 2. ? hãy so sánh truyện Em bé thông minh Thạc Sanh, Sọ dừa là những truyện cổ tích với truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh và chỉ ra thần kì . Truyện rất đậm yếu tố hoang những điểm khác nhau căn bản giữa đường, kì ảo. Còn truyện em bé tthông chúng. minh là kiểu truyện về trí khôn trong truyện cổ tích về sinh hoạt . Nó có ít hoặc không có yếu tố hoang đường kò ảo , các tình tiết và cách xử lí rất gần gũi với đời thường nhằm khảng định trí tuệ và mơ ước về người tài giỏi của nhân dân. Bài tập 3: Hãy kể một truyện cổ tích mà em biết( không có trong chương trình ) bằng lời Học sinh lựa chọn những truyện mà mình văn của em biết( Tấm Cám, Trầu cau, cây tre trăm đốt) . IV. Củng cố. Nhấn mạnh nội dung kiến thức đã học. V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học kĩ thể loại truyện cổ tích - Lập bảng điển giá trị nội dung và nghệ thuật của một số những truyện cổ tích đã học. - Tìm dị bản của những truyện cổ tích đó. - Chuẩn bị xem trước những tác phẩm truyện ngụ ngôn. . Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 19
  9. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện kể loài ? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió truyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. 2. Văn bản ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi a. Văn bản ếch ngồi đáy giếng ? Chúng ta đã tìm hiểu văn bản này trong ý nghĩa: tiết 39. - Phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn Nhắc lại bài học, ý nghĩa rút ra từ trong cảnh và môi trường sống có giới hạn vẫn truyện. phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình Không được chủ quan, kiêu ngạo coi thường những đối tượng xung quanh. Bài học. - Nhắc nhở khuyên bảo mọi người không được huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo Em hãy thử nêu một số hiện tượng trong mà phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của cuộc sống ứng với thành ngữ “ ếch ngồi mình đáy giếng” Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”. - Học dốt nhưng giấu dốt - Thùng rỗng kêu to Văn bản thầy bói xem voi ? Nêu ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện. - khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. ? kể một số ví dụ của em hoặc các bạn em về những trường hợp mà em hoặc các - Đừng vì một hiện tượng sai lầm của bạn bạn em đã nhận định, đánh giá sự vật hay mà vội đánh giá về bạn đó. con người một cách sai lầm theo kiểu “ thầy bói xem voi” và hậu quả của sự đánh giá đó. IV. Củng cố. Nhấn mạnh nội dung kiến thức đã học. V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học kĩ thể loại truyện mgụ ngôn - Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn đã học. - Tìm đọc một số truyện ngụ ngôn - Chuẩn bị xem trước những tác phẩm truyện cười. Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 21
  10. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 - Tiếng cười được xem như một hành động, một phương pháp tự vệ , một thái độ lên án chiến tranh chống những sự bất bình đẳng do sự phân chia những yêu cầu ? Em hiểu thế nào về truyện khôi hài và trong xã hội gây lên. truyện tiếu lâm. b. Truyện khôi hài: nhằm gải trí. c. Truyện tiếu lâm: có tác dụng gây cười, khôi hài, trào phúng có kết hợp yếu tố tục . Tác giả dân gian thwongf vạch ra những điều thầm kín mà họ che dấu. Thường có tác dụng phản kháng, chống lại kẻ thù Bài tập Giáo viên cho học sinh luyện nói trong tiết học Hãy kể một số câu chuyện cười mà em đã được đọc hoặc nghe kể. IV. Củng cố. Nhấn mạnh nội dung kiến thức đã học. V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. - Học kĩ thể loại truyện ngụ ngôn, đặc điểm và việc phân loại - Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười đã học. - Tìm đọc một số truyện cười - Chuẩn bị xem trước chủ đề 3 “ từ và cấu tạo từ trong tiếng việt”. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 13 Tiêt: 12 Ôn tập truyện dân gian A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 23
  11. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 - Nội dung, ý nghĩa. Câu 4 ) Kể chuyện một số câu chuyện dân gian mà em biết thuộc các thể loại đã học không có trong chwong trình sách giáo khoa. * Học sinh bắt thăm câu chuyện để kể. (Yêu cầu kể diễn cảm, có ngữ điệu, có điệu bộ rõ ràng). IV. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung kiến thức bài dạy V.Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà. - Ôn tập truyện dân gian - Sinh hoạt nhóm: Kể chuyện dân gian. - Chuẩn bị chủ đề 2 Từ và cấu tạo từ tiếng việt. . II. Cụm danh từ ? Em hiểu thế nào là cụm danh từ Cụm danh từ : là tổ hợp do danh từ kết hợp ? Nhận xét về nghĩa của cụm danh với những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành từ so với nghĩa của 1 danh từ. H/s phát hiện các đơn vị ngôn ngữ: -> Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và từ và cụm danh từ. có cấu tạo phức tạp hơn danh từ. ? Qua đó, em có thể nhận xét về - Cụm danh từ cũng thường làm thành phần h/đ của cụm danh từ trong câu . CN trong câu. Ngoài ra nó cũng có thể làm VN - kết hợp với “là” có thể làm BN, ĐN, * Cấu tạo của cụm danh từ : ? Các từ ngữ đứng trước trong cụm Trong cụm danh từ phần trung tâm là danh danh từ thường có ý nghĩa gì. từ. ? Các từ ngữ phần sau của danh từ - Phần trước: thường bổ sung cho danh từ ý trong các cụm danh từ trên thường nghĩa về số và lượng. có ý nghĩa gì . - Phần sau: Nêu lên đặc điểm của sự vật mà G/v hướng dẫn h/s kẻ mô hình danh từ biểu thị. cụm danh từ. Mô hình cụm danh từ Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 25
  12. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần:18 Tiết: 17 Luyện tập A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh nắm chắc nội dung kiến thức phần tiếng việt đã học trong chủ đề 2 - Vận dụng phần lí thuyết thuyết vào làm các bài tập. - Rèn kĩ năng làm các bài tập tiếng việt. B. Chuẩn bị. Sách bài tập tiếng việt C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức lớp: A B C II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của học sinh Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 27
  13. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển . Ngày ngày chồng đi thả lưới, còn vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá . Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy có toàn rong biển ; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. Các cụm danh từ: Hai vợ chồng , một túp lều nát trên bờ biển, một con cá vàng Cụm động từ: chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi Mô hình cụm danh từ Phần trước Phần trung tâm Phần sau Hai vợ chồng Một túp lều nát trên bờ biển IV. Củng cố. Giáo viên nhấn mạnh lại toàn bộ kiến thức phần tiếng việt đã học ở chủ đề 3 V. Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà. - Học kĩ phần lí thuyết đã học ở chủ đề 3 - Làm hoàn thiện các bài tập đã cho - Viết đoạn văn từ 7-10 câu ( chủ đề tự chọn). Hãy liệt kê ra các cụm danh từ, tính từ, động từ sau đó điền vào mô hình cụm danh, tính, động từ Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 29
  14. Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 khái niệm). 2. Nghĩa của từ là phần nội dung mà từ đó biểu thị: - Nghĩa gốc là nghĩa cơ sở, ban đầu - Nghĩa chuyển: là nghĩa suy ra trên cơ sở của nghĩa gốc 3. Lỗi dùng từ: - Lỗi lặp từ - Lẫn lộn từ gần âm - Dùng từ không đúng nghĩa II. Từ loại ? Hãy nhắc lại những từ loại đã học Danh từ, tính từ, động từ, chỉ từ, số trong chương trình ngữ văn 6 học kì I. từ, lượng từ ? Những từ loại nào được dùng phổ biến trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ + Danh từ: là những từ chỉ tên người, sự viết. vật, hiện tượng . Hãy trình bày lại đặc điểm của những + Cụm danh từ là tổ hợp do danh từ kết từ loại đó hợp với những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành: vd: một căn nhà rách nát cạnh bờ biển. + Tính từ- cụm tính từ( gọi học sinh trình bày + Động từ – cụm động từ . III. Luyện tập. Bài tập 1: Hãy xác định các cụm động từ được sử dụng trong đoạn văn sau? “ Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm chắc đựơc mẻ cá to”  có 2 cụm động từ Bài tập 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép Nằng nặng, nặng nề, nặng nhọc, nặng trĩu Vũ Thị Thu Trang – Trường Trung học cơ sở Đại Hợp- Tứ Kỳ – Hải Dương 31