Đề thi thử nghiệm Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 môn Lịch sử - Mã đề thi 01

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây? 
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 
B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. 
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. 
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.  
Câu 2. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của 
Liên hợp quốc 
A. được bổ sung, hoàn chỉnh. B. chính thức được công bố. 
C. chính thức có hiệu lực. D. được chính thức thông qua.
pdf 5 trang Hữu Vượng 30/03/2023 6120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử nghiệm Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 môn Lịch sử - Mã đề thi 01", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_nghiem_ky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_2017_m.pdf

Nội dung text: Đề thi thử nghiệm Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 môn Lịch sử - Mã đề thi 01

  1. Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. do bóc lột hệ thống thuộc địa. B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời. C. do giảm chi phí cho quốc phòng. D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm. Câu 36. Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật và thực dân Pháp. D. thực dân Pháp và tay sai. Câu 37. Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 38. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại. Câu 39. Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936). B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935). C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX). D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936). Câu 40. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. HẾT Trang 5/5 – Mã đề thi 01