Đề thi Olympic DTNT cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 11 - Trường PTDTNT Đăk Song - Năm học 2015-2016 - Đề thi đề xuất (Có đáp án)
Nguyên nhân nào đến cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868? Theo em nội dung nào quan trọng nhất trong cuộc duy tân đó? Ngày nay Việt Nam cần học hỏi gì từ sự thành công trong công cuộc duy tân của Nhật Bản?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic DTNT cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 11 - Trường PTDTNT Đăk Song - Năm học 2015-2016 - Đề thi đề xuất (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_dtnt_cap_tinh_mon_lich_su_lop_11_truong_ptdtn.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic DTNT cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 11 - Trường PTDTNT Đăk Song - Năm học 2015-2016 - Đề thi đề xuất (Có đáp án)
- Câu 5. (3,0 điểm) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873- 1883? - 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, 0.5 khoảng 100 binh lính triều đình đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng - Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân 0.5 dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp - 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 0,5 1874, Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) gây bất bình lớn trong nhân dân - 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ 0,5 được thành. - Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của 0,5 giặc Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương - 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc 0,5 của nhân dân, quân Pháp hoang mang lo sợ trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hoà hoãn
- Câu 7. (3,0 điểm) Nguyên nhân nào làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 bị thất bại? Câu Hướng dẫn chấm điểm Nguyên nhân nào làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 bị thất bại? - Nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác 0,5 với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta. - Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu 0,5 Câu 7. sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. (3,0 - Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là điểm) các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên 0,5 chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến. - Một số tướng tá triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật 0,5 quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại. - Các chính sách của triều đình nhà Nguyễn tách rời nhân dân, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. 0,5 - Tương quan lực lượng chênh lệch, nhất là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn 0,5 hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.