Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn Khối THCS - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tôi bật cười bảo (1):

- Sao cụ lo xa quá thế (2)? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! (3) Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?

- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?

a/ Trong những câu trên (được đánh số 1,2.3.4.5.6.7), câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu nghi vấn?

b/Câu nào là câu nghi vấn dùng để hỏi?

c/ Câu nào là câu nghi vấn không được dùng để hỏi?

d/ Cho ví dụ một hành nói được thực hiện gián tiếp.

Câu 2(8 điểm). Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau luôn nhớ lời dạy: “Người không học như ngọc không mài” Em hiểu câu nói trên như thế nào? 

doc 9 trang Thủy Chinh 23/12/2023 6820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn Khối THCS - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_khoi_thcs_nam.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn Khối THCS - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS DÂN CHỦ Năm học 2014 – 2015 Môn: Văn + Tiếng Việt Câu 1. (1 điểm) - Học sinh xác định đúng các bộ phận như sau: Từ tít trên cao kia, mùi hoa ly // tỏa xuống thơm ngát. TN CN VN Câu 2 : ( 2điểm) a/ Hai từ trong từng cặp từ khác nhau ở chỗ: + Về nghĩa: một từ có nghĩa khái quát, chỉ loại lớn; một từ có nghĩa cụ thể, chỉ loại nhỏ. (cho 0,5 đ) + Về cấu tạo: một từ là từ ghép chính phụ (từ ghép có nghĩa phân loại), một từ là từ ghép đẳng lập (từ ghép có nghĩa tổng hợp). (cho 1 đ) b/ tìm thêm hai cặp từ : ví dụ: nhà kho/ nhà cửa; ruộng bậc thang/ ruộng nương. (mỗi cặp từ đúng, cho 0, 25 đ) Câu 3. (2 điểm) a) Điệp từ “mồ hôi” được nhắc lại 2 lần muốn nhấn mạnh sự lao động vất vả, khó nhọc của người nông dân (1 điểm) b) Qua bài ca dao trên học sinh thấy được sự lao động vất vả của người nông dân và giá trị của sự lao động vất vả ấy đã mang lại những vù mùa bội thu -> Từ đó càng yêu mến kính trọng những người nông dân và những thành quả lao động của họ. (1 điểm) Câu 4. (5 điểm): Tự luận A. Mở bài (1 điểm) - Giới thiệu về lần được khen đó (vào thời gian nào? lớp mấy?) B. Thân bài: Tả lại diễn biến cảnh đó: - Đi học về, em vui vẻ báo tin cho gia đình biết em đạt học sinh giỏi (0,5điểm) + Bố: vui mừng, tự hào, khen + Mẹ: phấn khởi, xúc động, động viên em + Anh (chị, em): trêu đùa, động viên + Tả thêm cả hình ảnh con vật nuôi trong gia đình cũng chia vui với em (2,5điểm) C. Kết bài (1 điểm) - Suy nghĩ + tình cảm của em (vui, tự hào, sung sướng khi thấy gia đình vui vẻ ) - Tự hứa sẽ cố gắng thật nhiều để nhiều lần đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến mang lại niềm vui cho gia đình. * 1 điểm hình thức: Thể loại văn tả cảnh sinh hoạt Bố cục 3 phần rõ ràng Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả.
  2. ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8. I. TRẮC NGHỊÊM:(3 điểm mỗi câu 0,5đ) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B D A A A A II/ Tự luận(7đ) Câu 1 (2 điểm) Chuyển đổi câu chủ động thầnh câu bị động theo 2 cách Cách 1: Em ®­îc mäi ng­êi yªu mÕn . Cách 2: Em ®­îc yªu mÕn . Câu 2 (5,0 ®iÓm.) Néi dung ®¶m b¶o c¸c ý a. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người : là đối tượng được quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây. - Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng : là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm gần đây. b. Thân bài (3,0 điểm) - Nêu định nghĩa về rừng :(0,5 điểm) - Lợi ích của rừng: (1.0 điểm) + cân bằng sinh thái + Bảo vệ , chống xói mòn + Lợi ích kinh tế - Biện pháp bảo vệ rừng (1.0 điểm) - Rút ra bài học về bảo vệ rừng. (1.0 điểm) c. Kết bài: (0,5 điểm) - Trách nhiệm của bản thân - Là HS cần có ý thức H×nh thøc (1 điểm) - Tr×nh bµy s¹ch , ®Ñp . luËn ®iÓm râ rµng râ rµng. - bè côc chÆt chÏ, cã sö dông tõ ng÷ chuyÓn tiÕp gi÷a c¸c ®o¹n v¨n
  3. Đáp án Câu 1 (2 điểm): a.Câu 1,3,6 là câu trần thuật, câu 2,5,7 là câu nghi vấn, câu 4 là câu cầu khiến. (0,5đ) b.Câu 7 là câu nghi vấn dùng để hỏi.(0,5đ) c.Câu 2,5 là câu nghi vấn không được dùng để hỏi.(0,5đ) d. Lấy được ví dụ và chỉ rõ.(0,5đ) Câu 4(8 điểm): MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vấn đề cần giải thích – CM: Giá trị của việc học với đời sống mỗi người.( 1đ) TB: 6đ * Giải thích (2đ) - Nghĩa đen : + Người không học: Không chịu học tập, không chịu tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của nhân loại. + Ngọc không mài: ngọc không được qua chế tác, mài giũa thì chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ được phẩm chất quí giá. - Nghĩa bóng của câu tục ngữ: Lối nói so sánh nhằm khẳng định vai trò của học tập trong cuộc đời mỗi con người. * Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ?( 2đ) + Vì không học tập thì không có tri thức. + Người không học hỏi thì trí tuệ tình cảm không phát triển, không thể xây dựng đóng góp cho xã hội + Người không học cũng như ngọc không mài, không bộc lộ được phẩm chất của mình, vốn là tốt đẹp nhưng cả hai sẽ trở nên kém giá trị. * CM ý nghĩa của việc học tập và học sinh trong thời đại ngày nay học ntn.(2đ ) KB: - Sự so sánh của người xưa là chính xác và sáng suốt. - Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích. (1đ)