Đề thi đề nghị môn Sinh học Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An

1. Hãy cho biết chức năng của không bào ở các tế bào sau đây:( 1đ)

a. Tế bào lông hút của rễ cây.

b. Tế bào cánh hoa.

c.Tế bào đỉnh sinh trưởng.

d. Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.

2. Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn? Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng “ Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hóa” (1đ)

3. Dựa vào cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc nên tế bào hãy giải thích hiện tượng khi hỏng khung xương tế bào thì bị vô sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp cấp? (1đ)

4. Để xác định các yếu tố trong tế bào, 1 người đã tiến hành thí nghiệm như sau: Nghiền mẫu lá cây lấy dịch nghiền cho vào 4 ống nghiệm, sau đó mỗi ống nghiệm cho các loại thuốc thử khác nhau:

Ở ống nghiệm 1: Cho thêm dung dịch phêlinh

Ở ống nghiệm 2: Cho thêm dung dịch KI

Ở ống nghiệm 3: Cho thêm dung dịch BaCl2

Ở ống nghiệm 4: Cho thêm dung dịch axit picric

Hãy nêu hiện tượng xẩy ra ở các ống nghiệm và giải thích. (1đ)

 Đáp án câu hỏi 2:  

doc 9 trang Hữu Vượng 31/03/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Sinh học Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_sinh_hoc_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Sinh học Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An

  1. Câu hỏi 3: ( 4.0 điểm) Mã số câu: 1. Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarozo và 0,04M glucozo được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarozo, 0,02M glucozo và 0,01M fructozo. (1đ) a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích? b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? 2. Người ta đưa các tế bào hồng cầu và tế bào rễ hành có nồng độ các chất trong môi trường nội bào giống nhau vào hai loại môi trường ưu trương và nhược trương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Hãy dự đoán hiện tượng và giải thích? (1đ) 3. Tại sao nói “ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào”? Năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính nào? (1đ) 4. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở tế bào cơ của cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP? Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1.a Ta thấy nồng độ các chất trong tế bào lớn hơn ngoài dung dịch do đó tế báo 0.5đ sẽ hút nước nên kích thước tế bào sẽ tăng lên 1.b Các chất nói trên đều là các chất dinh dưỡng đối với tế bào mà màng có 0.5đ tính thấm chọn lọc nên sẽ vẫn tiếp tục nhận các chất tan từ ngoài vào tế bào theo con đường vận chuyển chủ động 2 - Tế bào hồng cầu là loại tế bào động vật không có thành tế bào bao bọc 0.5đ + Khi đưa tế bào hồng cầu vào môi trường ưu trương có nồng độ các chất tan cao hơn trong tế bào thì nước sẽ chuyển từ tế bào ra môi trường làm khối lượng và kích thước tế bào đều giảm tế bào nhăn nheo + Khi đưa tế bào hồng cầu vào môi trường nhược trương có nồng độ các chất tan thấp hơn trong tế bào thì nước sẽ chuyển từ môi trường vào tế bào làm khối lượng và thể tích tăng. Nếu không cân bằng được nồng độ các chất trong và ngoài tế bào thì tế bào sẽ bị vỡ - Tế bào rễ hành là loại tế bào thực vật có thành tế bào bao bọc 0.5đ + Khi đưa tế bào rễ hành vào môi trường ưu trương có nồng độ các chất tan cao hơn trong tế bào thì nước sẽ chuyển từ tế bào ra môi trường làm khối lượng giảm, khối nguyên sinh chất bên trong co lại tạo nên sự tách biệt giữa màng tế bào và thành tế bào + Khi đưa tế bào rễ hành vào môi trường nhược trương có nồng độ các chất tan thấp hơn trong tế bào thì nước sẽ chuyển từ môi trường vào tế bào làm khối lượng tăng đẩy màng tế bào ra sát với thành tế bào nhưng thể tích tế bào vẫn không đổi. 3 - Nói “ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào” vì: ATP được sử dụng 0.5đ hằng ngày như tiền tệ, ATP chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng - Sử dụng vào các việc chính sau: 0.5đ + Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và cơ thể + Vận chuyển chủ động các chất qua màng + Sinh công cơ học + Dẫn truyền xung thần kinh 4 Kiểu hô hấp kị khí giải phóng ít ATP nhưng tế bào cơ thể người vẫn cần 1đ dùng vì kiểu hô hấp này không tiêu tốn oxi. Khi cơ thể vận động như chạy, nhảy, nâng vật nặng, các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc, hệ tuần 4
  2. Câu hỏi 4: (5đ điểm) Mã số câu: 1. Nêu cách nhận biết hai tế bào con sinh ra qua một lần phân bào bình thường từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân? (1đ) 2. Một tế bào đang thực hiện phân bào, quan sát dưới kính hiển vi thấy có 32 cromatit. Tế bào này có thể ở kì nào của phân bào? (1đ) 3a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? (1đ) b. Trong quá trình làm sữa chua vì sao sữa chua đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt? (1đ) c. So sánh lên men rượu và lên men lactic? (1đ) Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1 - Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi 0.5đ + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn: 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân + Nếu các NST trong trạng thái kép còn đóng xoắn: 2 tế bào con đó sinh ra sau giảm phân 1 - Phân biệt qua hàm lượng AND trong tế bào con 0.5đ + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng AND trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ: tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng AND trong nhân khác nhau ( do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng AND lớn hơn tế bào con chứa NST Y kép) và khác tế bào mẹ ( chứa cặp NST XY) thì tế bào đó phân bào giảm phân 2 32 cromatit 16 NST kép trong tế bào. Vậy tế bào có thể đang ở: 0.25đ - Cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa của nguyên phân 0.25đ 2n=16 - Cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau của giảm phân 1 0.25đ 2n=16 - Cuối kì cuối của giảm phân 1, kì trung gian, kì đầu, kì giữa của giảm phân 0.25đ 2 2n=32 3a - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá, vi sinh vật tác 0.5đ động để tạo thành là: vi khuẩn kị khí sống trong ruột cá - Axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để 0.5đ tạo thành là: nấm sợi( nấm vàng hoa cau) ta cần phải cấy vào b Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do axit lăctic được hình 1đ thành, pH của dung dịch sữa giảm, protein cazein của sữa đã kết tủa gây trạng thái sệt c * Giống nhau: 0.5đ - Do vi sinh vật thực hiện - Nguyên liệu là đường glucozo - Lên men trong môi trường kị khí * Khác nhau: 0.5đ Lên men rượu Lên men lactic - Tác nhân: nấm men - Tác nhân: vi khuẩn lactic - Sản phẩm: CO2 , rượu - Sản phẩm: axit lactic - Giải phóng năng lượng: 25kcal - Giải phóng năng lượng: 38kcal 6
  3. 0.25đ c - Số thoi vô sắc hình thành = Số thoi vô sắc biến mất = số tinh trùng – 0.25đ 1 = 255 • Xét gen ban đầu chưa đột biến - Số Nu của gen: (498 + 2)x 6 = 3000(Nu) 0.25đ - Số Nu từng loại của gen: A + G = 1500 và A = 2G. Suy ra: A = T = 1000, G = X = 500 • Xét gen đột biến 0.25đ Vì lgen ban đầu = lgen đột biến => Ngen ban đầu = Ngen đột biến = 3000 nu * Khi gen đột biến có G = 0,497A Ta có A + G = 1500 => A = T = 1002(Nu), G = X = 498(Nu). Vậy đột biến thuộc dạng thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T * Khi gen đột biến có G = 0,5A và phân tử protein do gen đột biến 0.25đ tổng hợp khác với protein do gen bình thường tổng hợp ở 1 axit amin. Ta có: A + G = 1500 => A = T = 1000( Nu), G = X = 500( Nu) => Đây là đột biến thay thế một cặp nu khác loại 0.25đ 8