Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung

 

PHẦN I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (8 điểm) 

Ngạn ngữ Ả Rập có câu: “Nếu tôi có hai cái bánh mì thì tôi sẽ bán đi một cái để mua hoa hồng, bởi vì tâm hồn tôi cũng cần ăn uống”.

Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu ngạn ngữ trên.


 

 

docx 6 trang Hữu Vượng 31/03/2023 8700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.docx

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung

  1. CÂU 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12điểm) NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM A. MỞ BÀI Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 1đ B. THÂN BÀI 1. Giải thích 2đ - Tiêu chuẩn: thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và các tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian - Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại - Cảm xúc: những cung bậc tình cảm, tâm trạng con người -> Bản chất ý kiến của Bằng Việt: khẳng định thước đo để đánh giá giá trị tác phẩm thơ ca ở mọi thời đại là yếu tố tình cảm, cảm xúc 2. Bàn luận, chứng minh 6đ - Xuất phát từ đặc trưng thơ ca: + Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay, ngôn từ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ phải “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Dẫn chứng) + Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca cuộc sống không chỉ là hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ: “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Dẫn chứng) + Cảm xúc trong thơ cũng không phải thứ cảm xúc nhàn nhạt. Đó phải là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống thật sâu với cuộc đời mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị của sự trải nghiệm: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Dẫn chứng) - Xuất phát từ qui luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca: bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết nhà thơ, nói như Tố Hữu “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. Vì vậy nếu những tình cảm, cảm xúc được bộc lộ trong thơ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì sẽ không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có nghĩa là thơ sẽ thiếu sức sống 2đ (Dẫn chứng) 3. Đánh giá - Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc mà còn đúng với mọi loại hình thơ ca - Bằng Việt chỉ đề cao cảm xúc chứ không hề tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc, coi nhẹ tài năng của người cầm