Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Câu II (12.0 điểm)                                                  

Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Bằng những hiểu biết của mình về văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

docx 7 trang Hữu Vượng 31/03/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.docx

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. CÂU II 12.0 a, Đảm bảo cấu trúc bài văn 0.25 b, Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.50 c, Triển khai vấn đề thành các luận điểm – Giới thiệu về ý kiến 0.5 * Giải thích: – Giải thích ý kiến 0.5 + Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. 0.5 + Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có: Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. => Nhà văn phải là những người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người 0.5 để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống, phát hiện ra những điều sâu sắc từ chính những cái bình thường để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường của con người. Dường như mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám phá mới. * Bàn luận: 2.0 – Căn bệnh mô phỏng dập khuôn- công thức, là một thứ bệnh khá phổ biến
  2. + Thâm nhập vào chiều sâu tâm hồn của con người và bản chất bên trong của đời sống – Đánh giá chung: 2.0 + Sức sống lâu bền của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự mới lạ, độc đáo trong cách nhìn, cách thể hiện của nhà văn. Cái riêng, cái mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của nhà văn đó là cái nhìn độc đáo đối với hiện thực cuộc sống thể hiện chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá đời sống. + Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn. + Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới d, Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, thể hiện sâu sắc suy nghĩ mới mẻ 0.50 e, Chính tả, diễn đạt: dùng từ đặt câu diễn đạt trau chuốt trong sáng 0.25 Hết