Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn

 

I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

            - Nắm vững cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.

            - Kết cấu bài viết chặt chẽ.

            - Diễn đạt, hành văn trong sáng.

II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

            Đây là một đề mở, nhằm khơi gợi liên tưởng và suy ngẫm của học sinh từ một mẩu chuyện nhỏ nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Học sinh có thể tổ chức bài viết linh hoạt, sử dụng nhiều thao tác nghị luận và đặc biệt có thể đưa ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ khác nhau miễn là hợp lí. Tuy nhiên, cần hướng tới một số ý cơ bản sau:

 

docx 6 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.docx

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn

  1. Mã số câu: Câu hỏi 2: (12.0 điểm) Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa kiến tạo gương mặt mình. Bằng hiểu biết của mình về một vài tác giả trong chương trình Ngữ Văn 11, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Đáp án câu hỏi 2: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 2 Yêu cầu về kĩ năng: nắm vững yêu cầu bài văn nghị luận văn học. Bài viết có bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân. Yêu cầu về kiến thức: - Bài viết thể hiện khả năng vận dụng kiến thức lí luận văn học và những kiến thức hiểu biết về những tác phẩm cụ thể để làm sáng tỏ những yêu cầu của đề. - Thí sinh phải chọn ít nhất một tác giả trong chương trình Ngữ Văn 11 để phân tích- chứng minh. Các tác giả được chọn có thể ở nhiều thể loại, thuộc văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài. - Thí sinh có thể triển khai bài viết của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ ý kiến, tránh sa vào phân tích thuần túy tác phẩm. Bài viết cần có các ý sau: a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1.0 b. Giải thích ý kiến 2.0 - “Sáng tạo ra thế giới”; thế giới được tạo ra qua cách nhìn mới của tác giả trước hiện thực đời sống; “kiến tạo gương mặt mình”: để lại nét riêng, dấu ấn riêng của tác giả qua tác phẩm. - Ý kiến nhấn mạnh bản chất sáng tạo nghệ thuật (tác giả vừa tìm tòi, sáng tạo vừa tạo nên phong cách cho chính mình). c. Bàn luận và chứng minh 7.0 * Bàn luận 2.0 - Sáng tạo ra thế giới: Đặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng nhà văn không sao chép “thế giới nguyên bản” mà tạo ra “thế giới mới” bằng lăng kính chủ quan của mình. Qua thế giới mới ấy, nhà văn thể hiện rõ nét nhất tư tưởng, tình cảm của mình. - Kiến tạo gương mặt mình: Đặc trưng của văn học là sáng tạo. Nhà văn phản ánh thực tại, sáng tạo thế giới bằng cái nhìn riêng, cách thức riêng, từ đó để lại dấu ấn cá nhân độc đáo không trộn lẫn, kiến tạo nên chính “gương mặt” – cá tính sáng tạo của mình. - Sáng tạo ra thế giới, kiến tạo gương mặt mình- một quá trình kép: + Quá trình sáng tạo thế giới mới đồng thời cũng là quá trình, là cách nhà văn thể hiện gương mặt mình vì song song với việc sáng tạo ra một thế giới mới từ lăng kính chủ quan, người nghệ sĩ cũng thể hiện rõ những nét riêng trong cái nhìn, quan niệm, tư tưởng, cách nhìn mang đậm dấu ấn cá nhân. 4