Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Gia Nghĩa

Ý 2:  Biết giới hạn để sống đúng chuẩn mực, song con người cũng cần biết tự phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ

-Phá vỡ giới hạn: con người biết bước qua những ranh giới, hạn định của xã hội và của chính mình. Trong cuộc sống, không phải khi nào giới hạn cũng đồng nghĩa với chuẩn mực, có những giới hạn tạo sự khô cứng, gò bó cần phải xóa bỏ

-Khi phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ và vượt qua những giới hạn có tính chất gò bó khô cứng: giúp ta có thêm bản lĩnh, chiến thắng nghịch cảnh, nắm bắt cơ hội vươn tới thành công  “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải).  “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. “Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một nấc thang cao hơn mỗi khi vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Eđixơn). Bài học thành công từ sự vươn lên của những nhà bác học như: Êđixơn, Anhxtanh, Marie Curie…và các danh nhân như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát …đều là những người như thế

- Tự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, lạc hậu với xã hội đương thời, đi ngược với xu thế chung của nhân loại tiến bộ.

doc 6 trang Hữu Vượng 31/03/2023 9040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Gia Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Gia Nghĩa

  1. tượng, sáng tạo; hướng con người tới niềm tin vào cái đẹp, cái thiện ở đời.“Dù anh viết xuôi viết ngược như thế nào, dù cho rằng anh viết về sự giận dữ, về lòng căm thù, về nỗi khổ đau, chán chường thì rốt cuộc vẫn để truyền thổi vào tâm hồn người đọc một niềm tin, một tình yêu bát ngát vào cuộc sống ”. (Nguyễn Minh Châu) 2b) Ý 1 Hai ý kiến xuất phát từ đặc trưng và chức năng của văn 3.0 Bàn học: luận: - Văn học bắt nguồn từ hiện thực và quay trở lại phục vụ cuộc sống của con người chứ không thể chỉ là những sản phẩm của óc tưởng tượng tuỳ tiện. Xa dời thực tế, nhà văn đang tự đánh lừa mình và đang đánh lừa độc giả. Hiện thực xã hội thì một đằng, còn “tiểu thuyết thì cứ là tiểu thuyết”. Quay lưng một cách dửng dưng với những vấn đề bức thiết của xã hội, mải mê với “những giấc mơ hồng” trong mộng tưởng thì văn học chỉ là “ánh trăng lừa dối” ru ngủ con người chứ không thể trở thành “một thứ vũ khí thanh cao đắc lực mà chúng ta có, để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác ” (Thạch Lam). - Thế nhưng bám sát vào hiện thực không có nghĩa là văn học chỉ “tả chân, tả thực”, “thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh” sống sượng, thô thiển. Văn học là địa hạt của sự sáng tạo, chất liệu hiện thực phải được soi chiếu qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ với những rung cảm mãnh liệt, đồng thời được “hư cấu” để “thực hơn cả đời thực”. Từ đó, văn học vừa cho ta cái nhìn sâu sắc về hiện thực vừa đưa ta tới những chân trời mơ ước, tới một thế giới cần có và nên có đối với con người. - Để tạo ra “chất thơ” trong tác phẩm, nhà văn xoay lăng kính cá nhân về phía cái Đẹp. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên thanh khiết, hay của con người giàu sức sống, nhiều khát khao và hy vọng Một tác phẩm văn học, đặc biệt là một tác phẩm văn xuôi đậm chất thơ sẽ “thúc gọi”, “dẫn dắt” người đọc tới những cảm xúc thẫm mĩ, khơi gợi những tình cảm nhân văn, thắp lên niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của con người và cuộc sống. - “Chất thơ” của một tác phẩm văn xuôi thể hiện ở cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật: + Nội dung: đậm chất trữ tình, khơi gợi những cảm xúc thẫm mĩ, những tình cảm nhân văn, hướng thiện. + Nghệ thuật: tình huống truyện thiên về bộc lộ tâm trạng; cách sử dụng ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu Ý 2 Chọn một hoặc một số tác phẩm để làm sáng tỏ quan 6.0 điểm: Học sinh tự chọn tác phẩm trong, hoặc ngoài chương trình, song phải phân tích lí giải thuyết phục, làm nổi bật được yêu cầu của đề: - Nhà văn đã phản ánh chân thực hiện thực khách quan như thế nào? - Nhà văn đã hướng người đọc tới những xúc cảm thẩm mĩ, tình cảm nhân văn gì? 3