Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Đào Duy Từ

- Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn). Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách. Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare.

- Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước.

Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người. Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới.

doc 6 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Đào Duy Từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Đào Duy Từ

  1. Đáp án câu hỏi 2: Nội dung Điểm 1. Dẫn dắt nêu vấn đề, trích dẫn nhận định 1.0 2. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần 4.0 Giuộc”. - Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). 3. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 6.0 - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). - Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ .treo dê bán chó). + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ ) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: 4