Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung

CÂU 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12 điểm)

            Viết về biểu hiện của con người trong văn học trung đại, giáo sư Lê Trí Viễn có nhận xét: “Từ thế kỉ XVI trở đi, vẻ đẹp của con người công dân mờ nhạt dần. Từ đây, chúng ta hiểu biết và chia sẻ bao nỗi niềm, tâm trạng, cảm hứng, khát vọng khác nhau của biết bao cái cá nhân trong một xã hội biến động không ngừng. (…) Con người cá nhân với sự tự ý thức gắn liền với những cảm hứng nhân đạo mới mẻ của văn học dân tộc

           (Lê Trí Viễn – Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam – NXB KHXH, 1996)

            Từ những nhận xét trên, anh/ chị cảm nhận thế nào về hình ảnh con người cá nhân trong văn học Việt Nam thời trung đại qua các đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm), Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) và Nỗi sầu oán của người cung nữ  (Trích Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều)

 

doc 6 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Trung

  1. CÂU 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12điểm) YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM A. MỞ BÀI Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 1đ B. THÂN BÀI 1. Giải thích 2đ - Con người cá nhân trong văn học chính là sự phản ánh cái tôi, là sự giãi bày , diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư và sự ý thức về bản thân, về hạnh phúc và giá trị sự sống của con người. - Con người cá nhân trong văn học cũng chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả hoặc được thể hiện thông qua những nhân vật cụ thể trong những tác phẩm mà họ sáng tác. - Con người cá nhân là sự phân hóa khỏi cái chung, với những tâm tình riêng u uẩn, nỗi cô đơn, khoắc khoải, niềm thương thân, và sự hiện diện những nhu cầu vượt khỏi khuôn khổ chung của xã hội, khác với con người công dân, con người của đạo đức luân lí, cộng đồng. -> Con người cá nhân xuất hiện khi xã hội có những dấu hiệu suy vi, vấn đề quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trở thành nhức nhối. Thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX với nhiều biến động của xã hội đã thức tỉnh ý thức cá nhân, thổi luồng gió mới vào văn học, con người bắt đầu bộc lộ ý thức cá nhân với những tâm tư riêng, mong muốn, nguyện vọng riêng. Con người đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên. Điều này thể hiện rõ nét trong nhiều tác phẩm văn học TĐ. 2. Phân tích các tác phẩm, đoạn trích để làm rõ 6đ - Ở đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: 2đ Con người cá nhân với nỗi cô đơn, với những ám ảnh thời gian và niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi. - Ở đoạn Nỗi thương mình: Con người cá nhân với 2đ tình cảm thương thân, xót mình đầy tâm trạng, với ý thức về nhân phẩm và khát vọng sống trong trắng. - Ơ đoạn Nỗi oán của người cung nữ: Con người cá 2đ nhân với nỗi sầu oán trước cảnh cô đơn, với ý thức giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân, và nỗi uất hận trào sôi vì cuộc sống đày ải kéo dài, cùng khát vọng giải phóng. 3. Đánh giá 2đ - Tuy mỗi đoạn trích thể hiện tâm trạng khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều thể hiện sự cảm thông thấu hiểu sâu sắc về những nỗi niềm đau khổ, những khát vọng bức thiết của con người. Đề cao, trân trọng con người cá nhân là một biểu hiện