Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du

 


 

Câu hỏi 1:  ( 8 điểm)

 

Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.

(Ngạn ngữ La tinh)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

 

Đáp án câu hỏi 1:                ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM                                        

I. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.

- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

- Văn trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức:

1. Mở bài: Nêu vấn đề: 1.0 điểm

  - Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận

  - Trích dẫn câu ngạn ngữ.

doc 5 trang Hữu Vượng 31/03/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. => Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (nội dung và hình thức). 2.3. Chứng minh nhận định bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi. (2.5 điểm) - Hình ảnh thơ: giản dị, đời thường, có sức tạo hình, biểu cảm, giàu ý nghĩa. - Nhiều hình ảnh thiên nhiên được Nguyễn Trãi miêu tả, hiện lên đa dạng: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve với đủ mầu sắc, âm thanh và hương vị của cuộc sống. - Hình ảnh thiên nhiên luôn có sự vận động, giàu sức sống (thể hiện các động từ mạnh: đùn đùn, phun, tiễn, ). - Hình ảnh về con người và cuộc sống: Lao xao chợ cá làng ngư phủ. => Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh ngày hè sinh động, ấn tượng, giàu sức sống rất gần gũi, quen thuộc của nhiều vùng quê. - Ý, tình của tác giả (vẻ đẹp tâm hồn). - Tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách chân thực, tự nhiên. - Hình ảnh thiên nhiên được tác giả cảm nhận tinh tế, đa dạng, sinh động bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác ) => Tình yêu thiên nhiên và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ. - Tình yêu đời, yêu cuộc sống: Phải sống một cuộc sống thanh nhàn (bất đắc dĩ) nhưng tâm hồn nhà thơ không u ám mà vẫn rất yêu và gắn bó thiên nhiên, cuộc sống. - Tấm lòng thiết tha với dân với nước: Nguyễn Trãi luôn hướng tới cuộc sống của nhân dân, thấu hiểu cuộc sống vất vả, tần tảo của họ. Vì thế ông mong ước có được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong nhằm đem lại cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho nhân dân:"Dân giàu đủ khắp đòi phương". => Tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi "thân nhàn" mà "tâm không nhàn", "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". - Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ giàu tính nhân văn: Sống lạc quan, yêu đời, gắn bó với thiên nhiên, sống có trách nhiệm với nhân dân, đất nước. 2.4. Đánh giá, nâng cao (3.0 điểm) - Chính hình, ý, tình làm nên sức sống cho các tác phẩm trên. Mỗi tác phẩm thành công là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức. - Quan niệm thơ của Chế Lan Viên rất đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ với người sáng tác mà với cả người tiếp nhận. Từ thấy đến nghĩ đến rung động là hành trình hình thành của tác phẩm thơ và cũng là hành trình đánh thức người đọc của thi phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm mới làm nên sự sống cho tác phẩm. Độc giả cũng phải mở lòng mình để cảm nhận sâu cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. - Nhận định là bài học cho bản thân khi tiếp nhận văn chương và sự trân trọng với những tác phẩm văn học, tài năng sáng tạo và tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm. 3. Kết bài: (1.5 điểm) - Nhận xét, đánh giá chung lại về nhận định. - Mở rộng, liên hệ đến văn chương nói chung hiện nay. 5