Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Krông Nô
Câu 1 (8,0 điểm)
CÁ CHÉP CON VÀ CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
- Tớ đang lột xác bạn à.
- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?
- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.
- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
Trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Krông Nô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_de_nghi_mon_ngu_van_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.docx
Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Ngữ văn Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Krông Nô
- Mã số câu: Câu 2 (12 điểm) Bàn về tiếng khóc của Nguyễn Du trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”, có ý kiến cho rằng: “Đó là tiếng khóc xót thương cho số phận của người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Đó là tiếng khóc Nguyễn Du dành cho chính mình và khát khao tri âm”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 2 Bàn về tiếng khóc của Nguyễn Du trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”, có ý kiến cho rằng: “Đó là tiếng khóc xót thương cho số phận của người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Đó là tiếng khóc Nguyễn Du dành cho chính mình và khát khao tri âm”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên. I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, biết cách chọn lọc và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ luận đề. - Hành văn trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện được sự sáng tạo của người viết. - Không mắc lỗi về diễn đạt, từ ngữ, câu, chính tả. II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC Học sinh có thể trình bày theo nhiêu cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: 1. Giải thích 3,0 - Tiếng khóc: Niềm xót thương, đồng cảm; Người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh: Chỉ nàng Tiểu Thanh - một cô gái Trung Quốc sống vào đầu thời Minh. - Ý kiến thứ nhất “Đó là tiếng khóc xót thương cho số phận của người 4
- - Tiếng khóc ấy không chỉ chan chứa tình yêu thương mà còn rất chân thành, xúc động bởi lẽ tác giả đã tự đặt mình vào thế giới quan của những kẻ phong vận kia. - Từ hiện tại Nguyễn Du khóc thương cho quá khứ, cho người trong quá khứ. Thương người, ngẫm bi kịch của người, khóc cho người rồi thương chính bản thân mình. - Nguyễn Du đã hướng về tương lai để tìm kiếm một tấm lòng tri kỉ. 3. Đánh giá – mở rộng. 2 - Hai ý kiến không mâu thuẫn, trái lại đã góp phần bổ sung làm rõ giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm. - Dành một tình cảm trân trọng, một niềm cảm thông, thương xót cho thân phận những người tài hoa bạc mệnh nói riêng, người phụ nữ nói chung là một đề tài lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. - Câu hỏi lớn hướng về tương lai “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” cùng niềm đau trước “cổ kim hận sự” cho thấy đại thi hào dẫu buồn nhưng không tuyệt vọng, buồn nhưng vẫn còn đó niềm tin gửi gắm ở tương lai. 6