Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trường Chinh

Câu hỏi 1:  ( 4 điểm)

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18:

a./ Tình cảnh người nông dân pháp trước cách mạng tư sản như thế nào?

b./ Chứng minh rằng: sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng hơn.

doc 14 trang Hữu Vượng 31/03/2023 8420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trường Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trường Chinh

  1. +Đầu 1945, quân Đồng minh giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. 0,75 Trước tình hình đó, 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/3/1945 đã xác định kẻ thù chính của cách mạng là phát xít Nhật. Một cao trào kháng Nhật đã diễn ra mạnh mẽ từ tháng 3- 8/1945 làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. +Những thắng lợi của phe Đồng minh từ cuối 1944 đầu 1945 đã dẫn đến sự 0,75 kiện 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng, thời cơ cho cách mạng Việt Nam xuất hiện. Nhân dân Việt Nam đã làm nên cách mạng tháng Tám thành công, giành được chính quyền trong cả nước + 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra 0,5 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi của phe Đồng minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. - Đi đầu trong phong trào đề nghị cải cách đó là một số sĩ phu, quan chức 0,25 có học vấn cao đặc biệt một số sĩ phu Công giáo như : Nguyễn Hiệp, Lê Đính, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ + Khi đi sứ sang Pháp, tận mắt chứng kiến sự phát triển của nước Pháp, 0,25 về nước Phan Thanh Giản nhiều lần tỏ ý muốn duy tân + Năm 1868, Đinh Văn Điền một người theo công giáo đã mật trình đề 0,25 nghị mở mang việc khai mỏ, đóng tàu, biệt đãi người phương Tây + Cũng năm 1868, các ông Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế đi công cán 0,25 ở Hương Cảng về xin mở cửa biển Trà Lí ( Nam Định) để thông thương với bên ngoài. + Năm 1872, Viên Thương Bạc ( cơ quan đối ngoại của triều đình Huế) đã 0,25 đề nghị mở ba cửa biển ở Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn. Một số quan lại khác đi Xiêm, Lê Đính đi Hương Cảng thấy nhiều điều hay đã đề nghị triều đình nên học tập + Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi đến 0,5 triều đình 60 bản điều trần, đềnghị trấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, võ bị, ngoại giao Những đề nghị của ông đã gây được tiếng vang lớn trong xã hội. Ngoài ra còn có đề xuất cải cách của Nguyễn Lộ Trạch trong những năm 1877 và 1882 3c Tại sao đều xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX nhưng cuộc cải cách duy 1,25 tân ở Nhật Bản thành công còn các đề nghị cải cách ở Việt Nam lại không được thực hiện? * Cải cách Duy tân Nhật Bản thành công vì: 0,5 - Trước cuộc cải cách nền kinh tế TBCN ở Nhật Bản đã khá phát triển nhất là ở các thành thị - Cuộc cải cách được khởi xướng bởi Thiên hoàng Minh Trị, một người có tư tưởng
  3. Mã số câu: Câu hỏi 4: ( 4 điểm) Qua trình bày diễn biến chính của hai giai đoạn trong phong trào Cần Vương, anh/chị hãy làm rõ tính yêu nước và tính nhân dân của phong trào. Đáp án câu hỏi 4: Câu ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 4 Trình bày diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương: * Giai đoạn 1: 1,0 - Lãnh đạo: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết cùng các sĩ phu, văn thân yêu nước. - Lực lượng tham gia: văn thân, sĩ phu, nông dân (dân tộc kinh và một số đồng bào dân tộc thiểu số) - Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở vùng đồng bằng. - Quy mô: phát triển sôi nổi rộng khắp trên quy mô cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. - Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định; Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Khởi Nghĩa của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật ở Thanh Hóa - Kết quả: + Các cuộc khởi nghĩa đã giành được một số thắng lợi ban đầu nhưng sau đó đều gặp tổn thất do so sánh lực lượng chênh lệch. + Tháng 11/1888 do có chỉ điểm nên vua Hàm Nghi bị bắt nhưng không vì thế mà phong trào Cần vương chấm dứt mà chuyển từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo bề sâu ở giai đoạn 2 * Giai đoạn 2 1,0 - Lãnh đạo: Các sĩ phu, văn thân yêu nước.
  4. Mã số câu: Câu hỏi 5: ( 4 điểm) a./ Vì sao, phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng bạo động và cải cách? b./ Hai xu hướng ấy có làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta không? Tại sao? Đáp án câu hỏi 5: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 5a Vì sao, phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 2,0 theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng bạo động và cải cách? - Do tác động của bối cảnh thời đại mới: 0,5 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào GPDT diễn ra mạnh mẽ (trước hết từ châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc) đã xâm nhập + Ở Trung Quốc, trào lưu cải cách của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi cách mạng Tân Hợi (1911) với tư tưởng “Tam dân” đã ảnh hưởng tới nhận thức của các sĩ phu Việt Nam. + Ở Nhật Bản .cuộc Duy Tân Minh Trị đưa Nhật thành cường quốc tư bản nhiều sĩ phu Việt Nam muốn theo Nhật, coi Nhật là nước “đồng văn, đồng chủng dựa vào Nhật để đánh Pháp =>Như vậy, duy tân đất nước là một yêu cầu phù hợp với xu thế thời đại và là điều kiện để giành cho dân tộc. - Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc: 1,0 + Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn bất lực trước yêu cầu của đân tộc đòi hỏi cần có hệ tư tưởng và khuynh hướng chính trị phù hợp
  5. hướng bạo động hoặc cải cách thì phong trào yêu nước chỉ tập trung vào 1 đối tượng cần đánh đổ là TDP (xu hướng bạo động) hoặc chế độ phong kiến (xu hướng cải cách). Nhờ có 2 xu hướng ấy mà phong trào yêu nước ở nước ta tấn công vào cả 2 đối tượng là TDP và chế độ PK. + Thứ 2: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà mục tiêu của phong 0,5 trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đúng đắn hơn, rõ ràng hơn. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì phong trào yêu nước ở nước ta hoặc là chỉ giành mục tiêu độc lập dân tộc (xu hướng bạo động) hoặc là chỉ phát triển xã hội (xu hướng cải cách). Nhờ có cả 2 xu hướng đó mà việc xác định mục tiêu trong phong trào yêu nước ở nước ta không chỉ là đánh đổ TDP giành độc lập dân tộc mà còn đánh đổ chế độ phong kiến phát triển văn hóa xã hội + Thứ 3: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà lực lượng tham gia 0,25 trong phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu TK XX đông đảo hơn bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì lực lượng tham gia đơn lẻ, hạn chế, chỉ 1 bộ phận tầng lớp trên trong xu hướng bạo động hoặc chỉ là nông dân như xu hướng cải cách. Chính nhờ có cả 2 xu hướng này mà lực lượng tham gia phong trào yêu nước đầu TK XX bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, kể cả tư sản dân tộc, tầng lớp học sinh, sinh viên đến địa chủ, nông dân + Thứ 4: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà hình thức và phương 0,25 pháp đấu tranh của nhân dân ta hồi đầu TK XX phong phú hơn với nhiều hình thức đấu tranh mới. Nếu như chỉ có 1 xu hướng thì hình thức đấu tranh đơn lẻ hoặc là cầu viện nước ngoài, cử người ra nước ngoài học hỏi cứu nguy cho tổ quốc hoặc là cải cách, canh tân phát triển xã hội. Chính nhờ có cả 2 xu hướng mà hình thức đấu tranh của nhân dân ta lúc này hết sức phong phú. Các hình thức đấu tranh phong phú đó cũng chính là những trải nghiệm, thử thách của lịch sử phản ánh sự tìm kiếm con đường cứu nước cho dân tộc ta.