Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú

- Nhận xét: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là một trong những bước ngoặt lớn của đất nước Nhật Bản là con đường mới đưa Nhật Bản thoát khỏi tình hình đói nghèo lạc hậu cũng như trở thành thuộc địa của các nước đế quốc, cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa vào cuối thế kỉ XIX đầu XX.

 + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới. Thực hiện quyền bình đẳng, ban bố các quyền tự do. Năm 1889 ban hành Hiến pháp mới.

doc 9 trang Hữu Vượng 31/03/2023 4560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú

  1. Mã số câu: Câu hỏi 3 (4.0 điểm). So sánh thái độ của triều đình nhà Nguyễn với nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược từ năm 1858- 1884? Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3a) * Về phía Triều đình: - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không 0.5 còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc, thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm. - Xuất phát từ nhận thức khác nhau, một bộ phận vua quan triều đình có cái 0.25 nhìn thiển cận: nhận định sai lầm về âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số quan lại nhận thức rất rõ về dã tâm của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến cùng. - Triều đình nhà Nguyễn không thống nhất được quan điểm nên đã ảnh 0.5 hưởng đến vấn đề thời cơ (trong quá trình chống Pháp, ta có rất nhiều cơ hội mà hoàn toàn nắm bắt được để tiêu diệt kẻ thù nhưng triều đình nhà Nguyễn đã không làm được điều này). - Khi đối mặt với kẻ thù triều đình luôn do dự, không có đường lối kháng 1.0 chiến rõ rảng nên cuối cùng đầu hàng giặc từng bước. Triều đình kí các Hiệp ước bất bình đẳng với Pháp: Nhâm Tuất năm 1862, Giáp Tuất năm 1874, Hác Măng năm 1883, Patơnốt năm 1884 biến Việt Nam từ một nước độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. - Vì thế, nhà Nguyễn không thể phát động một cuộc kháng chiến toàn diện, 0.25 bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng kẻ thù. Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình đã có sự phân hóa: Phái chủ chiến và phái chủ hòa. - Trước tình thế Pháp ráo riết xâm lược, họ nhận thấy nếu đối mặt ta sẽ thất bại. Đề ra chính sách cải cách mở cửa nhưng không được chấp nhận. Trong khi phong trào chống Pháp của quần chúng nhân dân lên phái 0.25 chủ hòa (đang chiếm ưu thế trong triều đình) lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. => Không phát huy được sức mạnh toàn dân về sau. - Trong khi phái chủ chiến kiên quyết chống giặc thì phái chủ hòa nhiều 0.25 lần phá hoại, gây khó khăn cho hoạt động của phái chủ chiến. 3b) *Về phía nhân dân: - Dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều đình đã vấp phải 0.5 những phản ứng quyết liệt của nhân dân. Phe chủ chiến đã tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân mà gây áp lực với Pháp, cản trở phe chủ hòa cấu kết với Pháp. - Thái độ của nhân dân từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến khi Pháp mở 0.25 rộng chiếm đóng đều luôn thống nhất, trước sau như một, cả nước sôi sục phong trào đánh Pháp. 4
  2. Mã số câu: Câu hỏi 4 (4.0 điểm). Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương 1885 - 1896? Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4 - Phong trào Cần vương: Thời gian diễn ra trong hơn 10 năm (từ năm 1885 - 0.5 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam. - Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trong gần 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. 0.5 - Mục đích đấu tranh: + Phong trào Cần vương: Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ 0.5 phong kiến. + Khởi nghĩa Yên Thế: Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi giữ đất, giữ 0.5 làng. - Thành phần lãnh đạo: 0.25 + Phong trào Cần vương: Vua Hàm Nghi, văn thân, sĩ phu. + Khởi nghĩa Yên Thế: Đề Nắm, Đề Thám. 0.25 - Lực lượng tham gia: + Phong trào Cần vương: Văn thân, sĩ phu, nông dân. 0.25 + Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân. 0.25 - Địa bàn hoạt động: + Phong trào Cần vương các tỉnh Trung và Bắc Kì. 0.5 + Khởi nghĩa Yên Thế chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh ở Bắc 0.5 Kì. 6
  3. + Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến 0.5 bộ nhất ở Pháp lúc đó. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxay (1919) để phân chia quyền lợi. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đưa đến Hội nghị này bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. + Tháng 07/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những 0.5 luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ: Độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc một sự lựa chọn chính xác con đường giải phóng dân tộc trong thời đại mới. + Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua đã nảy ra cuộc 0.5 tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. 4b) * Công lao to lớn: 0.5 + Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” => Như vậy, sau 10 năm tìm đường cứu nước, từ chủ nghĩa yêu nước, 0.25 vượt qua sự hạn chế của các nhà cách mạng đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đường lối giải phóng cho dân tộc Việt Nam. 8