Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Bội Châu

c) Giải thích:

- Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản do liên minh quý tộc – tư sản tiến hành… mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật thành nước công thương nghiệp phát triển nhất châu Á.

- Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX quá trình công nghiệp hoá  trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng dẫn đến sự ra đời các công ty độc quyền: Mít-xưi, Mit-su-bi-si... chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. 

- Chính sách xâm lược và bành trướng của Nhật: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895), Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905)…

- Kết luận: Nhật Bản đã trở thành đế quốc chủ nghĩa...

doc 10 trang Hữu Vượng 31/03/2023 9220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Bội Châu

  1. Mã số câu: Câu hỏi 3: ( 4 điểm) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX: a) Các đề nghị cải cách duy tân xuất hiện trong hoàn cảnh nào? b) Nêu những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách đó. c) Tại sao đều xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX nhưng cuộc cải cách duy tân ở Nhật Bản thành công còn các đề nghị cải cách ở Việt Nam lại không được thực hiện? Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3a Các đề nghị cải cách duy tân xuất hiện trong hoàn cảnh : 1,0 - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình 0,25 trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nông nghiệp sa sút, công- thương nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt. - Trước tình hình đó nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, áp dụng 0,25 cả các biện pháp tiêu cực như : buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước - Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn nổ ra chống triều đình phong kiến. 0,5 Nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại. Tài lực, binh lực của nhà Nguyễn càng thêm suy sụp. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng gay gắt. Vận nước nguy nan đã tác động đến quan lại sĩ phu yêu nước tiến bộ. Nhiều đề nghị cải cách duy tân đã được đưa ra. 3b Nêu những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách đó. 1,75 - Đi đầu trong phong trào đề nghị cải cách đó là một số sĩ phu, quan chức 0,25 có học vấn cao đặc biệt một số sĩ phu Công giáo như : Nguyễn Hiệp, Lê Đính, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ
  2. ngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong. - Các đề nghị cải cách đều không đả động gì đến yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam thời đó là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam : giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. - Nguyên nhân quan trọng nhất là do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan triều đình nhà Nguyễn đã không chấp nhận thực hiện cải cách
  3. - Địa bàn hoạt động: Phong trào thu hẹp ở vùng đồng bằng và chuyển dần lên vùng núi - Quy mô tổ chức: các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này có quy mô lớn, trình độ tổ chức cao , địa bàn hoạt động rộng, thời gian kéo dài - Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê, Hùng Lĩnh - Kết quả: Phong trào Cần vương bị dập tắt sau cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại mặc dù kéo dài trong suôt 10 năm Tính yêu nước: 1,0 - PTCV là sự tiếp nối phong trào yêu nước trước đó (1858 – 1884) và truyền thống yêu nước của dân tộc, có giá trị kế thừa và nâng cao. - PTCV đã diễn ra liên tục, mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa này bị đàn áp, cuộc khởi nghĩa khác lại bùng nổ, nhiều sĩ phu đã chiến đấu và hi sinh oanh liệt. Mặc dù thiếu một tổ chức chỉ huy thống nhất nhưng các sĩ phu của PTCV đã tự động liên hệ và phối hợp với nhau để chống giặc. -> Điều đó thể hiện tính chất nổi bật của phong trào yêu nước chính nghĩa. Tính nhân dân 1,0 - Mục tiêu : đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc chính là giành lại độc lập tự do cho nhân dân. - Lực lượng : ngoài 2 lực lượng chính là nông dân và sĩ phu yêu nước, phong trào Cần vương còn quy tụ được đông đảo các tần lớp nhân dân trong đó có cả các dân tộc ít người. - Lãnh đạo: ngoài các sĩ phu yêu nước xuất thân từ quan lại cấp cao yêu nước thì trong hàng ngũ lãnh đạo của phong trào Cần vương còn có nhiều nhân vật xuất thân từ các tầng lớp nhân dân bình thường như : quan lại cấp thấp, quần chúng nhân dân, đồng bào dân tộc