Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Chứng minh Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới:

 (Có thể giải thích về nhà nước kiểu mới Nhà nước kiểu mới là là nhà nước có bộ máy tổ chức chính trị do cách mạng vô sản thành lập nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Khác với nhà nước trước đó, nó không phải là công cụ áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị.)

  • Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới, bởi vì : Hoạt động của Công xã thông qua các sắc lệnh :
doc 6 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. Mã số câu: Câu hỏi 4: ( 4,0 điểm) Phân tích những chuyển biến về mặt xã hội và tư tưởng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ? Đáp án câu hỏi 4: Câu ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Những chuyển biến về mặt xã hội và tư tưởng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Sau cuộc khai thác thuộc địa của Pháp từ năm 1897 – 1914 xã hội Việt Nam có sự chuyển (1.0đ) biến rõ nét ngoài giai cấp cũ tồn tại, giai cấp mới xuất hiện, thái độ chính trị và tư tưởng từng giai cấp tầng lớp cũng khác nhau. + Giai cấp đại địa chủ: là chỗ dựa là tay sai cho Pháp, còn bộ phận trung, tiểu địa chủ thì có ít nhiều tinh thần yêu nước. (0,5đ) + Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số, họ chịu nhiều sưu cao, thuế nặng, bị thực dân, phong kiến bóc lột. họ là lực lượng hung hậu cho cách mạng về sau. (0,5đ) + Giai cấp công nhân: có nguồn gốc từ nông dân, số lượng ngày càng đông họ chịu 3 tầng áp bức (pk, thực dân, tư bản người Việt, Pháp), họ là lực lượng tiên phong cho cuộc đấu tranh cho quá trình giành độc lập. (0,5đ) + Tầng lớp tư sản: những người làm thầu khoán, chủ xưởng, bị Pháp chèn ép có ít nhiều tinh thần yêu nước, thời gian về sau phân hóa thành 2 bộ phận tư sản mại bản, tư sản dân tộc. + Tầng lớp tiểu tư sản: gồm học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, họ là tầng lớp trung gian (0,5đ) chuyển tải tri thức từ bên ngoài vào quần chúng, tạo động lực để cách mạng bùng nổ sớm (0,5đ) hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. => Xã hội Việt Nam mâu thuẫn dân tộc và giai cấp hơn sau cuộc khai thác, xuất hiện giai (0,5đ) cấp và tầng lớp mới cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới. 5