Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du

Câu hỏi 1:  (  4 điểm)

 

Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy chứng minh:  Cách mạng tư sản Pháp (1789) là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản nhưng “vẫn là cách mạng chưa đến nơi” ?

 

Đáp án câu hỏi 1: (Đặt các ý và thang điểm của nó trong từng hàng để dễ định dạng)

doc 8 trang Hữu Vượng 31/03/2023 8100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. Câu hỏi 3: ( 4 điểm) Mã số câu: a) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII? b) Phân tích nguyên nhân dẫn đến Việt Nam bi thực dân Pháp xâm lược? Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3a) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII - Kẻ thù + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX đã phải chống lại một kẻ thù mạnh là thực dân Pháp, hơn ta một 0,5 phương thức sản xuất + Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII cũng phải chống lại những kẻ thù mạnh như quân Tống, Mông- Nguyên song cùng trình độ phát triển - Tiềm lực đất nước + Trước nguy cơ bị xâm lược, Triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được các chính sách phù hợp để củng cố sức nước, sức dân, cố kết nhân tâm , hệ quả là đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của 0,75 thực dân Pháp + Trước nguy cơ bị xâm lược, các vua nhà Lý, nhà Trần đã có các chính sách để đoàn kết nhân dân, đoàn kết nội bộ triều đình nên đã đánh thắng được mọi kẻ thù xâm lược. - Đường lối kháng chiến + Khi Pháp xâm lược triều Nguyễn đã không đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, ngày càng xa rời đường lối đấu tranh vũ trang 0,75 truyền thống của dân tộc + Trước các thế lực ngoại xâm triều Lý, triều Trần đã chủ động đề ra đường lối kháng chiến, phát huy truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc 3b) Phân tích nguyên nhân dẫn đến Việt Nam bi thực dân Pháp xâm lược - Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong 0,25 phú đa dạng, thị trường hấp dẫn, nhân công dồi dào - Thời kỳ này đất nước ta dưới triều Nguyễn đã lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và ngày càng trầm trọng: + Chính trị: Triều Nguyễn bảo thủ, thối nát, kìm hãm sự phát triển đất nước 0,75 + Kinh tế: Lạc hậu và tiều tụy, đời sống nhân dân khổ cực + Xã hội: Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, lòng dân oán hận + Quân sự: Lực lượng yếu, vũ khí thô sơ - Chế độ phong kiến đã lỗi thời lạc hậu không còn phù hợp với quy luật 0,25 phát triển của xã hội 4
  2. Câu hỏi 4: ( 4 điểm) Mã số câu: a) Những hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. b) Điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4a) Những hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang của phong trào Cần vương: - Hưởng ứng chiều Cần vương của vua Hàm Nghi, các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lãnh đạo phong trào Cần vương chống Pháp với các cuộc khởi 0,5 nghĩa vũ trang tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Bãi Sậy, Khởi nghĩa Hương Khê. - Tiếp tục con đường đấu tranh vũ trang: khỏi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc Việt Nam để chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc nhưng còn hạn chế 0,5 - Xây dựng căn cứ chiến đấu kiên cố nhưng thủ hiểm, đơn lẻ, khi bị thực dân Pháp tập trung lực lượng dùng hỏa lực mạnh tấn công thì các cuộc khởi 0,5 nghĩa dễ bị thất bại. - Khởi nghĩa vũ trang chưa huy động sức mạnh toàn dân, chưa có sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước 0,5 4b) Điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê: a. Giống nhau. - Đều hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, người lãnh đạo đều là các văn thân sĩ phu yêu nước, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân 0,5 - Các cuộc khởi nghĩa đều chú trọng địa hình xây dựng căn cứ hiểm trở, có căn cứ chính và mở rộng ở nhiều địa phương; đều sử dụng chiến thuật đánh 0,5 du kích; các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. b. Khác nhau. - Thời gian bùng nổ và thời gian tồn tại cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Bãy Sậy (1883-1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896). 0,25 - Lãnh đạo: Khởi nghĩa Hương Khê ngoài văn thân sĩ phu có lãnh đạo xuất thân từ nông dân - Cao Thắng. 0,25 - Vị trí trong phong trào Cần vương: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, là mốc kết thúc phong trào Cần vương, kết thúc khuynh 0,5 hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. 6