Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh
Câu hỏi 1: (4 điểm)
Qua diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
a. Giải thích vì sao thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng Pháp.
b. Em có nhận xét gì qua sự sụp đổ của chính quyền Giacôbanh?
Đáp án câu hỏi 1:
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.docx
Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh
- hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho người lao động. 2c) Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam. 2đ -Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và 1đ thuộc địa của Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đi theo cách mạng Tháng Mười- con đường cách mạng vô sản: cứu nước đồng thời cứu dân, giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc kết hợp với CNXH và tinh thần quốc tế vô sản. - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản nước ta là Hội Việt Nam Cách 0, 5đ Mạng Thanh Niên được sự huấn luyện giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý thức chính trị cho thanh niên Việt Nam. Những bài giảng của Nguyễn Aí Quốc vạch trần tội ác của Thực dân Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin, kinh nghiệm tổ chức Đảng vô sản kiểu mới ở Nga. - Từ kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, Đảng cộng sản 0, 5đ Việt nam ra đời (3/2/1930) đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ( Cách mạng tháng Tám, Chiến thắng ĐBP, Đại thắng mùa xuân 1975) Đảng ta còn học tập được kinh nghiệm cách mạng tháng mười là phải thực hiện khối liên minh công- nông, phải thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
- Mã số câu: Câu hỏi 4: ( 4.0 điểm) Nêu những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta. Từ đó, em hãy nhận xét ưu điểm, nhược điểm của trào lưu cải cách duy tân này. Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4a) Nội dung Về chính trị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, xây dựng lực lượng quân đội 0.5đ theo hình thức mới, mở rộng quan hệ ngoại giao với bên ngoài. Về kinh tế: Chăm lo phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, 0.5đ tài chính; tiếp nhận khoa học – kĩ thuật tiên tiến phương Tây; mở rộng buôn bán với nước ngoài. Về xã hội: Bãi bỏ những tập tục lạc hậu, cải tổ giáo dục gắn liền với thực 0.5đ tiễn. Nhìn thấy rõ sự trì trệ của đất nước, sự bảo thủ của giới hủ nho và tác hại của chính sách “đóng cửa khoá nước”, quay lưng với những tiến bộ kĩ thuật phương Tây, phần lớn các sĩ phu có tư tưởng cải cách tuy vẫn chấp nhận chế độ phong kiến nhưng đều muốn nước ta đi theo con đường Duy tân của Nhật Bản. 4b) Ưu điểm Các nhà cải cách đều nhìn thấy rõ sự bảo thủ, trì trệ của đất nước, mong 0.25đ muốn nước ta phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa- đó là tư tưởng rất tiến bộ, phù hợp với thời đại, góp phần làm rạn nứt thành trì của ý thức hệ phong kiến. Mục đích của các cuộc cải cách là mong muốn dân giàu, nước mạnh. Điều 0.25đ đó thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc sâu sắc. Nội dung cải cách tương đối hoàn chỉnh, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh 0.25đ tế, chính trị, văn hóa, chủ yếu là kinh tế. Là sự kế thừa truyền thống cải cách của dân tộc. Nó cùng các cuộc vận 0.25đ động xã hội và lịch sử khác, làm rạn nứt thành trì của ý thức hệ phong kiến, để lại nhiều bài học quý báu cho trào lưu cải cách đầu thế kỷ XX. 4c) Nhược điểm Lãnh đạo: chưa có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, chịu sự chống đối 0.5đ mạnh mẽ của phái bảo thủ trong triều đình nhà Nguyễn. Những người có tư tưởng cải cách, ủng hộ cải cách không phải là những người nắm quyền lực cao nhất trong triều đình (khác với Nhật Bản, Xiêm). Hầu hết những người đưa ra đề nghị duy tân là những người Thiên chúa giáo, những người “kính chúa yêu dân”, trong khi triều đình vốn nghi ngờ, đố kỵ những người theo đạo. Cơ sở xã hội: không triển khai được sâu rộng trong quần chúng, không 0.5đ được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân nên không được thực thi. Điều này xuất phát từ hạn chế của bản thân các đề nghị cải cách: mang tính chất lẻ tẻ, nội dung rời rạc, không cụ thể, thiếu tính toàn diện, thiếu tính khả thi, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bảncủa thời đại (giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân ta với địa chủ phong kiến). Cơ sở vật chất: Cải tổ hay cải cách muốn thành công thì phải có chỗ dựa cơ 0.5đ
- Mã số câu: Câu hỏi 5: (4.0 điểm) Những điều kiện nào dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Phân biệt sự khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo yêu cầu của bảng sau: Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Chủ trương Phương pháp Hoạt động Tác dụng Đáp án câu hỏi 5: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 5a) Điều kiện trong nước Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đã chứng 0.5đ tỏ ngọn cờ cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến đã trở nên lỗi thời, đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cõ cấu 0.5đ kinh tế và xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi: + Về kinh tế: Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tý bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn. + Về xã hội: cuộc khai thác của Pháp đã làm phân hóa giai cấp xã hội cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) và làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới (giai cấp công nhân, tầng lớp tý sản, tầng lớp tiểu tý sản). 5b) Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam Ảnh hýởng của Trung Quốc và của cách mạng tý sản Pháp: Phong trào cải 0.5đ cách chính trị – văn hoá ở Trung Quốc, gắn liền với những nhân vật nhý Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Mông-te-xki-õ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta, Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hýởng đến tư tưởngcủa các sĩ phu Việt Nam. Ảnh hýởng của Nhật Bản: Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc Duy tân 0.5đ Minh Trị đã trở thành một cýờng quốc tý bản, đánh bại được cả nước Nga Sa hoàng nãm 1905. Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải duy tân theo Nhật Bản. Hơn nữa, Nhật Bản lại được coi là nước “đồng chủng, đồng văn” với Việt Nam, có thể dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp. 5c) Phân biệt sự khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Chủ trương: 0.5đ - Phan Bội Châu: xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc trước rồi mới tiến hành canh tân đất nước. - Phan Châu Trinh: coi chế độ phong kiến thối nát là kẻ thù, chủ trương chống phong kiến, tiến hành cải cách duy tân, làm cho đất nước phú cường rồi mới đánh Pháp giành độc lập dân tộc.