Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An

Nguyên nhân sâu xa: 

Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của

 chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không còn phù hợp nữa. Điều đó nhất định 

phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

doc 10 trang Hữu Vượng 31/03/2023 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An

  1. Câu hỏi 3: ( 4.0 điểm) Mã số câu: Bằng những kiến thức đã học về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1885, em hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3a) Trước nguy cơ xâm lược của CNTB phương Tây: 0.5 - Trước nguy cơ xâm lược, đáng lẽ nhà Nguyễn phải nhanh chóng canh tân đất nước, nhưng ngược lại, nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách bảo thủ, phản động, duy trì chế độ quân chủ đã lỗi thời phản động, tiến hành bế quan tỏa cảng không thông thương với các nước phương Tây. Chính vì sự thủ cựu của nhà Nguyễn như vậy nên khi pháp xâm lược , 0.5 chúng ta không có một tiềm lực kinh tế vững vàng, không có những điều kiện vật chất để có thể đương đầu với quân pháp. Đây là nguyên nhân cơ bản để đưa đất nước ta rơi vào tay Pháp. 3b) Trong quá trình kháng chiến: 0.5 Ngay từ đầu, nhà vua và một số quan lại triều đình đã có tư tưởng sợ Pháp, có ảo tưởng thông qua việc thương thuyết để giữ vững nền độc lập. Nhà Nguyễn không có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo mà còn mắc một sai lầm đó là từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang mà đi theo con đường thương lượng, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn. Nhà Nguyễn không biết đoàn kết nhân dân mà ngược lại xa rời nhân dân, 0.5 sau đó còn chống lại nhân dân (sau khi pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai, nhà Nguyễn ra lệnh cấm nhân dân chiến đấu, gọi các tướng quay về triều đình) Trong quá trình kháng chiến, nhà Nguyễn không biết chớp cơ hội tốt để 1.0 phản công. - Năm 1858, Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” ở Đà Nẵng, nhà Nguyễn không quyết tâm dốc toàn lực để đánh Pháp. - Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định và lâm vào tình thế vô cùng khó khăn (tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, phải phân tán lực lượng cho nhiều chiến trường) nhưng nhà Nguyễn (đại diện là Nguyễn Tri Phương) đã phòng ngự bị động (cho xây Đại đồn Chí Hòa) mà không tổ chức tấn công quân Pháp, giúp cho Pháp bảo toàn được lực lượng và đứng chân vững ở Nam Kì. - Năm 1862, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông nhưng gặp phải khó khăn lớn là tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Triều Nguyễn đã không cùng nhân dân chống Pháp mà lại cứu nguy cho Pháp bằng bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). - Năm 1867, từ chỗ sợ Pháp, triều Nguyễn (đại diện là Phan Thanh Giản) đã nhanh chóng đầu hàng và nộp cho Pháp 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Từ 1867 đến 1873, trong 7 năm Pháp gặp nhiều khó khăn (do Pháp thất bại 4
  2. Câu hỏi 4: ( 4.0 điểm) Mã số câu: So sánh phong trào Cần vương (1885 – 1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) theo nội dung sau: Điều kiện lịch sử, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, thời gian tồn tại, quy mô, hình thức đấu tranh, tính chất, kết quả - ý nghĩa. Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4a) Điều - Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã - Pháp đã căn bản 0.5 kiện đầu hàng Pháp hoàn toàn (Hiệp ước hoàn thành xâm lược lịch 1884). Việt Nam, mở rộng sử - Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế quy mô chiếm đóng không thành (5/7/1885), Tôn Thất lên các tỉnh miền núi Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phía Bắc. phòng Tân Sở, ban Chiếu Cần vương, kêu gọi sĩ phu và nhân dân cả nước - Pháp tiến hành khai đứng lên giúp vua cứu nước. thác thuộc địa lần thứ nhất. 4b) Mục Đấu tranh chống Pháp và tay sai để giải Đấu tranh chống Pháp 0.5 tiêu phóng dân tộc, khôi phục lại vương và tay sai để bảo vệ triều phong kiến có chủ quyền. quê hương, đất nước; giải phóng dân tộc. 4c) Lãnh Văn thân, sỹ phu yêu nước, thổ hào, có Nông dân 0.25 đạo một số lãnh tụ là nông dân. 4d) Lực Văn thân, sĩ phu, nông dân, hào phú, Chủ yếu là nông dân. 0.25 lượng dân tộc ít người. 4e) Thời Qua 3 cuộc khởi nghĩa lớn (Ba Đình, Trải qua 4 giai đoạn, 0.5 gian Bãi Sậy, Hương Khê), phong trào Cần kéo dài 30 năm (1884 tồn Vương kéo dài 11 năm (1885 – 1896). – 1913). tại 4f) Quy +1885-1888: Diễn ra khắp cả nước, chủ Các tỉnh trung du và 0.5 mô yếu ở các tỉnh Bắc kỳ, Trung kỳ miền núi phía Bắc: +1888-1896 thì quy tụ thành các cuộc Yên Thế, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, khởi nghĩa lớn như khởi nghĩa Bãi Sậy, Thái Nguyên Hùng Lĩnh, Hương Khê 4g) Hình Đấu tranh vũ trang - Đấu tranh vũ 0.5 thức trang kết hợp với đấu phương thức giảng tranh hòa 4h) Tính Dân tộc (Phong trào yêu nước chống Dân tộc (Phong trào 0.5 chất Pháp theo ý thức hệ phong kiến). yêu nước chống Pháp tự phát của nông dân). 4i) Kết - Gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn, - Gây cho Pháp tổn 0.5 6
  3. Câu hỏi 5: ( 4.0 điểm) Mã số câu: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918. Những hoạt động đầu tiên của Người có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam? Đáp án câu hỏi 5: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 5a) Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước vì: 0.5 - Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết: + Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. + Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết. - Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu 0.5 nước mới: + Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp (khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế, ) bị đàn áp đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại. + Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ), nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối. - Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng 0.5 bào”. + Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. + Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, ) nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới. + Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang 8