Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú
a) Tín ngưỡng và tôn giáo.
- Tín ngưỡng:
+ Cư dân Đông Nam Á đã tôn sùng nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thủy: thờ cúng tổ tiên, thờ các thần (thần Núi, thần Sông, thần Lửa, thần Đất…).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc
Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú
- Mã số câu: Câu hỏi 3: (4,0 điểm). Vì sao trải qua hơn 1000 năm dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc, nhân dân ta vẫn giành được độc lập, vẫn giữ được truyền thống văn hóa? Đáp án câu hỏi 3: CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3 – Về mặt khách quan: + Đó là thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, nhưng vẫn có nhiều lần 0.5 bị gián đoạn, nhân dân ta liên tục vùng lên đấu tranh, nhiều lần đã giành được độc lập tạm thời. + Đó là kẻ thù thống trị chúng ta nhưng trong thực tế không có thời kì ổn định lâu dài để cai trị và thực hiện âm mưu đồng hóa. Trải qua nhiều lần thay đổi triều đại và sự hỗn chiến phong kiến liên miên ở phương Bắc 0.5 cũng đã tác động không nhỏ đến cơ sở thống trị của chúng ở nước ta. + Một số quan lại đô hộ cát cứ và cũng có một số đã được bản địa hóa. 0.5 + Bộ máy chính quyền đô hộ với tất cả khả năng của nó không sao trực tiếp kiểm soát và không chế nổi toàn bộ lãnh thổ của nước ta, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. 0.5 - Về mặt chủ quan: + Nước ta bước vào thời Bắc thuộc không phải từ hai bàn tay trắng và 0.5 cũng không phải từ con số không, mà từ những thành tựu rực rỡ của lịch sử và văn hóa. Đó là hàng chục vạn năm văn hóa lịch sử với nền văn hóa Đông Sơn đã định hình lối sống, cá tính và truyền thống của người Việt Nam. + Đó là một nền văn minh riêng, một thể chế chính trị xã hội riêng xác lập những cơ sở ban đầu, nhưng vững chắc về ý thức quốc gia, dân tộc. Đây cũng chính là lợi thế căn bản, là cội nguồn sức mạnh của người Lạc Việt và Âu Lạc trong cuộc đọ sức nghìn năm này. 0.5 + Đặc biệt, về cấu trúc xã hội, sau khi cướp được nước ta, kẻ thù đã thủ 0.5 tiêu chính quyền quốc gia, xóa bỏ thể chế nhà nước của các vua Hùng, vua Thục nhưng trong suốt thời kì Bắc thuộc chúng không thể nào với tay tới để can thiệp và làm biến đổi cơ cấu xóm làng cổ truyền của ta. + Các xóm làng dựa trên cơ sở công xã nông thôn vẫn tồn tại như thế giới riêng của người Việt, là nơi nuôi dưỡng và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, làm cơ sở nền tảng cho các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa. Nhân dân ta đã giữ được làng, dựa vào làng và 0.5 xuất phát từ làng mà đấu tranh bền bỉ kiên cường, giành lại nền độc lập tự chủ cho đất nước.
- - Sau 5 năm chiến tranh, Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân địch để chuẩn bị 0.25 tiếp tục chiến đấu. - Sự phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh này xuất hiện từ nhỏ đến lớn, ở hướng quân địch yếu trước rồi mới đến hướng quân địch tương 0.25 đối mạnh, cuối cùng đến hướng quân địch mạnh là hợp với quy luật chiến đấu.