Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du

 

Câu hỏi 1:  ( 4 điểm)

 

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trong quá trình hình thành và phát triển? Hiện nay ở Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Nêu tên thủ đô của những quốc gia đó? Giới thiệu khái quát về một tổ chức liên minh chính trị lớn nhất Đông Nam Á hiện nay mà em biết

 

Đáp án câu hỏi 1: 

doc 8 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. Câu hỏi 3: ( 4 điểm) Mã số câu: Về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần: - Tóm tắt diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên Đáp án câu hỏi 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 3a) 1.0 Hoàn cảnh: - Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào? - Quân Nguyên ngày càng khó khăn vì thiếu lương thực, nhiều nơi xung yếu bị quân ta chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân Nguyên nguy cơ rơi vào tình trạng cô lập. - Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ. => Nhà Trần mở cuộc phản công trên cả 2 mặt trận thuỷ, bộ. Ý 2 1.0 Diễn biến: - Tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy rút về nước bằng đường thủy trên sông Bạch đằng. - Khi nước triều dâng cao ta nhử địch lọt vào trận địa mai phục. - Khi nước triều xuống, quân ta đổ quân đánh, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra. Ô Mã Nhi bị bắt sống. - Trên bộ đội quân của Thoát Hoan rút về nước cũng bị quân ta đánh ở nhiều nơi. . Kết quả: 0.5 - Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. - Đập tan ý đồ xâm chiếm Đại Việt của đế chế Nguyên. Kế hoạch bành trướng xuống các nước phía Nam Trung Quốc bị phá tan. 3b) 0.5 Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. 4
  2. Câu hỏi 4: ( 4 điểm) Mã số câu: Các triều đại phong kiến (Lý- Trần- Lê sơ) đã có những chính sách gì để phát triển giáo dục? Tác dụng của việc khắc bia ghi tên Tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau? Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4a) 0.75 Chính sách phát triển giáo dục: - Từ thế kỉ XI - XV: giáo dục Đại Việt từng bước được xây dựng, giáo dục thi cử dần dần trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu cho triều đình, nội dung học tập được quy định chặt chẽ 0.5 - Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành. 1.0 - Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn, năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi”, mở rộng Quốc tử giám. Các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển giáo dục đã tạo ra nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước. - Thời Lê, đã có quy chế thi cử rõ ràng. Số người đi học ngày càng 0.75 đông, dân trí do đó được nâng cao. Năm 1484, nhà nước dựng bia ghi tên Tiến sĩ 4b) 1.0 Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên Tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau. Thể hiện chính sách trọng dụng nhân tài, đề cao Nho học của triều Lê sơ; góp phần xây dựng một nền văn hiến của dân tộc; đề cao tinh thần hiếu học 6