Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  • Biến động ở châu Á có tác động mạnh mẽ đến các quốc gia ở ĐNA là: Đầu thế kỷ XIII, nhà nước phong kiến chuyên chế Mông Cổ ra đời. Với một lực lượng quân đội hùng mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp đi xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Sau khi xâm lược Trung Quốc, quân Mông Cổ đã lập nên nhà Nguyên và tấn công xuống Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á, quân Nguyên đã ba lần tấn công Đại Việt, năm lần vào Mi-an-ma, đánh xuống Cham-pa, Cam-pu-chia và Gia-va (In-đô-nê-xi-a) trong suốt thế kỉ XIII.
docx 12 trang Hữu Vượng 31/03/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_de_nghi_mon_lich_su_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.docx

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Lịch sử Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. lồ” về tư tưởng, tính cách, sự uyên bác đã xuất hiện và mãi mãi tỏa ánh hào quang trong lịch sử nhân loại như: Rabơle vừa là nhà văn, nhà y 0.5đ học; Đêcactơ vừa là toán học vừa là nhà triết học; Lêônađơ Vanhxi vừa là họa sĩ vừa là kĩ sư nổi tiếng; SếchXpia là nhà soạn kịch vĩ đại * Như vậy, so với thời kì sơ kì và trung kì Tây Âu với văn hóa nghèo nàn, kém phát triển, mang nặng tư tưởng thần học, đến thời hậu kì trung đại với sự xuất hiện của văn hóa Phục hưng với hàng loạt những tác phẩm, công trình bất hủ về mọi mặt, đặc biệt là văn học, nghệ thuật 0.25đ với giá trị nhân văn và giá trị hiện thực sâu sắc, đã chứng tỏ một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu. 2b b. - Phong trào văn hóa Phục hưng ra đời sớm nhất ở I-ta-li-a - Nguyên nhân + Từ thế kỉ XIV, ở I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ 0.25đ nghĩa chiếm địa vị thống trị, phát triển như những quốc gia riêng biệt: Vênêxia, Milanô, + I-ta-li-a là quê hương của La Mã, nơi đã tạo ra nền văn hóa xán lạn, 0.25đ để lại những giá trị văn hóa lớn trong lịch sử loài người. - Ý nghĩa lịch sử của phong trào Văn hóa Phục hưng - Phong trào văn hóa phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến- giáo hội, tạo điều kiện hình thành chủ nghĩa nhân văn 0.25đ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - Phong trào góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng, tình cảm của 0.25đ con người khỏi sự trói buộc của giáo hội, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người. - Chủ nghĩa nhân văn ngày càng đóng vai trò chi phối trong văn học, 0.25đ nghệ thuật và cả trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Phong trào còn là bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại, những con người thời Phục hưng đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình bằng những 0.25đ tác phẩm và công trình bất hủ, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại. - Phong trào văn hóa phục hưng còn là cuộc cách mạng tiến bộ, mở đường cho sự phát triển văn hóa cao hơn ở châu Âu và thế giới 0.25đ
  2. Mã số câu: CÂU HỎI 4 ( 4điểm) Sông Bạch Đằng là địa danh ghi dấu nhiều chiến thắng oai hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Hãy làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa 2 trận chiến này. ĐÁP ÁN CÂU HỎI 4 : CÂU ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4 * Sơ lược về hai trận chiến: Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận 0,5đ chiến trên sông Bạch Đằng, đó là vào năm 938 (Ngô Quyền chống quân Nam Hán), năm 981 (thời Tiền Lê chống quân Tống ) và năm 1288 (thời Trần chống quân Mông-Nguyên), trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Giữa hai trận chiến này những điểm giống và khác nhau, chứng tỏ sự kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự của ông cha ta. a.Giống nhau: - Bố trí trận địa: đều lợi dụng tối đa địa thế nhánh sông, ghềnh núi, rừng 0,25đ rậm của khu vực này để bố trí quân mai phục gồm cả quân thuỷ và quân bộ. Những người lãnh đạo đã biết kết hợp và phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng này. - Đều lợi dụng chế độ thuỷ triều và sự chênh lệch mực nước rất lớn giũa lúc 0,25đ nước thuỷ triều lên với khi thuỷ triều rút để xây dựng trận địa cọc phối hợp với trận địa mai phục. Những người lãnh đạo đã kết hợp tài tình yếu tố nhân tạo với thiên tạo, làm tăng hiệu quả đánh tiêu diệt quân xâm lược. - Cách đánh giống nhau: đều sử dụng lối đánh khiêu chiến, đánh kiềm chế 0,25đ để nhử quân địch vào thế trận bày sẵn, chọn đúng thời điểm để phản công quyết liệt 0,25đ => Cách bố trí trận địa và cách đánh địch như vậy đều thể hiện rõ quyết tâm của người cầm quân là đánh một trận nhanh, gọn, triệt để nhằm làm tan nát mộng tưởng xâm lược của quân thù 0,25đ
  3. Mã số câu: CÂU HỎI 5: ( 4,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh rằng: chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ (thế kỉ XV) đạt đến đỉnh cao. ĐÁP ÁN CÂU HỎI 5: CÂU ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 5 a Khái quát 0,25đ - Được xác lập vào thế kỉ X, trải qua gần 5 thế kỉ tồn tại và phát triển, 0,25đ đến thời Lê sơ chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa b Về chính trị 2,0đ - Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, dưới 0,25đ thời Lê sơ đã được kiện toàn và mang đậm tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông, nó đạt tới đỉnh cao, trở thành nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một sự chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo. + Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quân”. Theo đó, vua là “con Trời”, là 0,25đ người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân. Hoàng đế là ngưởi chủ tế duy nhất trong các buổi tế lễ, là tổng chỉ huy quân đội. + Thời Lê Thánh Tông, Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. 0,25đ Hoàng đế trực tiếp điều khiển triều đình. Năm 1471, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính lớn nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước. + Trong triều đình, dưới quyền điều khiển trực tiếp của nhà vua là 6 bộ, đứng đầu là Thượng thư, giúp việc có 2 Thị lang, còn có 6 khoa với chức năng theo dõi, giám sát và 6 tự với chức năng điều hành + Về mặt hành chính Lê Thánh Tông chia 5 đạo thời Lê Thái Tổ thành 0,25đ 13 đạo thừa tuyên, do tuyên phủ sứ đứng đầu. Mỗi thừa tuyên có 3 ty trông
  4. khẩn cấp, đã huy động cả học sinh Quốc Tử Giám trong việc hộ đê. Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu bò sống để bảo vệ sức kéo. Vì vậy, đời sống nhân dân được no ấm, nhân dân đương thời ca ngợi: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”. Có thể nói rằng, so với các triều đại phong kiến trước và sau nó, nền kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ phát triển nhất + Tuy nhà nước không khuyến khích kinh tế công thương, nhưng thủ 0,25đ công nghiệp, thương nghiệp cũng dần phục hồi, phát triển. Cùng với nông nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đương thời đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nhờ thế văn hóa có những bước phát triển mới d Về văn hóa 0,75đ -Văn hoá Đại Việt thời Lê sơ có nhiều chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực 0,25đ với nhiều thành tựu to lớn từ tư tưởng, tôn giáo, đến văn học nghệ thuật, từ khoa học xã hội, đến khoa học tự nhiên , đặc biệt nhất là giáo dục. - Giáo dục khoa cử thời Lê sơ phát triển, trước hết do đường lối 0,25đ “sùng Nho” của các vua thời kỳ này, đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về đào tạo nhân tài, quan liêu cho chế độ. Lê Thái Tông khẳng định: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà kén chọn kẻ sĩ, phải lấy thi cử làm đầu ”. + Các vua Lê đã cho tu bổ, sửa sang Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Năm 1484, thời vua Lê Thánh Tông cho lập nhà bia khắc tên Tiến sĩ. + Quốc Tử Giám thời Lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học 0,25đ tập, nhiều con em học giỏi xuất thân từ gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ, huyện, các lớp học có đến cấp xã. + Quy chế thi cử được kiện toàn. Có hai cấp thi là thi địa phương (thi Hương) và thi quốc gia (thi Hội, thi Đình), với các học vị Hương cống và Tiến sĩ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa).