Đề thi đề nghị môn Hóa học Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú

Bài 1 (4,0 điểm).

 

a. Xác định nguyên tố (A), (D); viết công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của (A), (D).

b. Từ phân tử hợp chất quan trọng của (A) và phân tử hợp chất của (D) hãy viết một phương trình phản ứng điều chế đơn chất (A) trong phòng thí nghiệm.

Câu 2. Thực nghiệm cho biết tốc độ của phản ứng: 2Ak + Bk à Ck + Dk  được tính theo biểu thức v= k.[A]2.[B]; trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng, [A], [B] lần lượt là nồng độ mol/lít của A, B. Tốc độ của phản ứng trên tăng hoặc giảm bao nhiêu lần khi: tăng nồng độ A cũng như B lên 2 lần; giảm áp suất của hệ 3 lần.

 

doc 10 trang Hữu Vượng 31/03/2023 6380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Hóa học Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_hoa_hoc_lop_11_ky_thi_olympic_23_3_tinh_d.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Hóa học Lớp 11 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú

  1. Mã số câu: Bài 3 (4,0 điểm). Câu 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau: a. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. b. Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch Na2CO3. c. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI, tiếp tục cho vào dung dịch sau phản ứng vài giọt hồ tinh bột. d. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4. Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm FeCO 3, FeS2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (chứa Fe(NO 3)3; H2SO4) và 22,4 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí (đktc). Pha loãng dung dịch Y bằng nước cất để thu được 2 lít dung dịch có pH = 1. +5 Biết sản phẩm khử của N là NO2. a. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng hỗn hợp X. b. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Fe và giải phóng khí không màu hóa nâu trong không khí. Tính m. Đáp án bài 3: (Đặt các ý và thang điểm của nó trong từng hàng để dễ định dạng) CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1) a. Hiện tượng: có kết tủa đen. 0,5 CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl b. Hiện tượng: có kết tủa màu nâu đỏ và khí thoát ra. 0,5 2FeCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl c. Hiện tượng: Chất rắn tan, dung dịch có màu xanh khi cho hồ tinh 0,5 bột vào. Fe3O4 + 8HI → 3FeI2 + I2 + 4H2O I2 + hồ tinh bột → màu xanh d. Hiện tượng: ban đầu có kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo dung 0,5 dịch xanh lam CuSO4 + 2NH3 +2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4 Cu(OH)2 + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2 2a) FeCO3 + 4HNO3  Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O (1) 0,5 5
  2. Mã số câu: Bài 4 (4,0 điểm). Câu 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH b. CH3COOC6H5 + dung dịch KOH c. HCOOH + dung dịch AgNO3/NH3 d. CH3COOCH=CH2 + dung dịch Br2 Câu 2. Hỗn hợp khí D gồm etan, etilen, propin. Cho 17,4 gam hỗn hợp D tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3, phản ứng xong thu được 14,7 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác, khi cho 6,72 lít hỗn hợp D (đktc) phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch Br 2 1M. a. Tính số mol mỗi chất có trong 17,4 gam hỗn hợp D. b. Tính thành phần phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp D. Đáp án bài 4: (Đặt các ý và thang điểm của nó trong từng hàng để dễ định dạng) CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1) t0 0,5 a. CH3COOCH=CH2 + NaOH  CH3COONa + CH3CHO t0 0,5 b. CH3COOC6H5 + 2KOH  CH3COOK+ C6H5OK + H2O t0 0,5 c. HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O  (NH4)2CO3 + 2Ag + 2 NH4NO3 d. CH3COOCH=CH2 + Br2 CH3COOCHBrCH2Br 0,5 2a) 0,25 Đặt số mol của C2H6, C2H4, C3H4 trong 12,24 gam hỗn hợp D lần lượt là: x, y, z n = 14,7/14,7 = 0,1 mol 0,25 CH3 - C  CH+ AgNO3 + NH3 CH3 - C  CAg + NH4NO3 (1) 0,1 0,1 mol 0,25 C2H6 + Br2 không xảy ra C2H4 + Br2 C2H4Br2 (2) C3H4 + 2 Br2 C3H4Br4 (3) 7
  3. Mã số câu: Bài 5 (4,0 điểm). Câu 1. Công thức đơn giản nhất của axit cacboxylic A mạch hở, không phân nhánh là (CHO)n. Biết rằng cứ 1,0 mol A tác dụng hết với NaHCO 3 giải phóng ra 2,0 mol CO2; dùng P2O5 tách nước từ một phân tử A tạo ra chất B có cấu tạo mạch vòng. Viết công thức cấu tạo của A, B, gọi tên của A và viết phản ứng tạo ra B. Câu 2. Có 5 chất hữu cơ X, Y, Z, T, H mạch hở, thành phần chứa C, H, O và đều có phân tử khối bằng 60 đvC. Đem trộn từng cặp chất với nhau theo tỉ lệ 1:1 về khối lượng được các hỗn hợp sau: hỗn hợp A 1 gồm X và Y; hỗn hợp A 2 gồm Y và Z; hỗn hợp A 3 gồm T và H; hỗn hợp A 4 gồm X và H. Biết rằng khi lấy cùng một khối lượng các hỗn hợp A1, A2, A3, A4 lần lượt cho tác dụng với lượng dư kim loại Na và NaOH thì cho kết quả sau: – Số mol hiđro sinh ra trong phản ứng của các hỗn hợp trên với Na phản ứng có tỉ lệ tương ứng là 2:1:1:1. – Số mol NaOH phản ứng với từng hỗn hợp trên có tỉ lệ tương ứng là 1:1:0:1. Hãy xác định công thức cấu tạo của 5 chất trên. Đáp án bài 5: (Đặt các ý và thang điểm của nó trong từng hàng để dễ định dạng) CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1) Vì 1 mol A tác dụng được với NaHCO3 giải phóng 2 mol CO2 0,5 A là một axit 2 nấc CTPT của A phải là C4H4O4 hay C2H2(COOH)2. Ứng với mạch thẳng có 2 đồng phân cis-trans là: 0,75 HOOC H H H C C C C H COOH HOOC COOH axit trans-butenđioic axit cis-butenđioic (axit fumaric) (axit maleic) ‒ Chỉ có đồng phân cis mới có khả năng tách nước tạo anhiđrit: 0,75 9