Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trường Chinh

Câu hỏi 2:  ( 4 điểm)

  1. Nêu tính chất, thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động và hướng gió của các loại gió hành tinh. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới có tính chất khác nhau.

b. So sánh quy luật địa đới và quy luật đai cao.

Đáp án câu hỏi 2:

docx 11 trang Hữu Vượng 31/03/2023 7540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trường Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_de_nghi_mon_dia_ly_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_da.docx

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trường Chinh

  1. sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh 0.25 chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. 2.b So sánh quy luật địa đới và quy luật đai cao. 1.75 Giống nhau: - Là 2 quy luật phổ biến, quan trọng trên Trái Đất. 0,25 - Tác động đến các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Khác nhau: - Về khái niệm: + Quy luật địa đới là quy luật về sự phân bố các thành phần địa lí và 0.25 cảnh quan theo vĩ độ. + Quy luật đai cao là quy luật về sự phân bố các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình. 0.25 - Về nguyên nhân: + Quy luật địa đới do dạng hình cầu của Trái Đất và năng lượng bức 0.25 xạ Mặt Trời. + Quy luật đai cao do sự gia tăng bức xạ sóng dài của bề mặt đất khi 0.25 lên cao nhiệt độ giảm, độ ẩm thay đổi thay đổi các thành phần khác. - - Đặc điểm: + Địa đới: thay đổi vành đai không liên tục mà bị gián đoạn do sự 0.25 giảm nhiệt không liên tục (khác nhau về bề mặt đệm). + Đai cao: thay đổi vành đai liên tục, đồng nhất (do chỉ phụ thuộc bức 0.25 xạ mặt đất).
  2. thay đổi nơi cư trú, chuyển từ một đơn vị hành chính này sang một đơn vị hành chính khác, thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một khoảng thời gian xác định. - Hiện tượng xuất cư và nhập cư phụ thuộc vào các các yếu tố: + Những nơi nhập cư là do các lực hút như điều kiện đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi; dễ 0.5 kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường xã hội tốt hơn + Những nơi xuất cư là do các lực đẩy đẩy dân cư ra khỏi vùng cư trú như điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp khó kiếm việc làm; đất 0.5 đai canh tác quá ít, bạc màu, không có tiền vốn và kĩ thuật để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống + Các nguyên nhân khác: Chính sách di dân, tập quán cư trú, tôn giáo, 0.25 hợp lí hóa gia đình, nơi ở bị giải tỏa, chiến tranh, dịch bệnh - Hiện tượng này không ảnh hưởng đến số dân trên phạm vi toàn thế 0.5 giới nhưng có ý nghĩa quan trọng với từng quốc gia, khu vực và địa phương vì nó làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội.
  3. nghiệp hóa hoặc trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị. + Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: ở hầu hết các nước đang phát 0.5 triển, các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trường trong nước là chủ yếu và trước hết là thị trườn nông nghiệp, nông thôn. + Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho 0.5 phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.
  4. - Cơ cấu: Có sự thay đổi. + tỉ trọng thủy sản ngành khai thác có chiều hướng giảm (d/c) 0.5 + Tỉ trọng thủy sản ngành nuôi trồng có xu hướng tăng (d/c) => tuy nhiên tỉ trọng của nhành khai thác vẫn lớn hơn nuôi trồng. * Giải thích: - Ngành thuỷ sản phát triển do: nhu cầu ngày càng tăng của người dân và các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản; ứng dụng tiến bộ 0.25 khoa học kĩ thuật để hiện đại hoá phương tiện khai thác, mở rộng ngư trường; đẩy mạnh nuôi thuỷ sản 0.25 - Ngành khai thác thuỷ sản phát triển chậm do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; nguồn lợi hải sản suy thoái - Ngành nuôi trồng phát triển mạnh và ngày càng chiếm tỉ trọng cao 0.5 do có nhiều lợi thế: phát triển muộn hơn nên còn nhiều khả năng mở rộng diện tích nuôi, có khả năng nuôi thâm canh năng suất cao; chủ động đối tượng nuôi và thời điểm thu hoạch mang hiệu quả cao hơn và đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu của thị trường.