Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An

1. Quy luật địa đới biểu hiện ở các yếu tố khí hậu

- Khái niệm quy luật địa đới.

- Các yếu tố khí hậu biểu hiện rõ rệt nhất quy luật địa đới:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất (phân tích).

+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất (phân tích).

+ Sự phân bố mưa theo vĩ độ (phân tích).

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất (kể tên).

doc 7 trang Hữu Vượng 31/03/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_de_nghi_mon_dia_ly_lop_10_ky_thi_olympic_23_3_tinh_da.doc

Nội dung text: Đề thi đề nghị môn Địa lý Lớp 10 Kỳ thi Olympic 23-3 Tỉnh ĐăkNông lần thứ 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An

  1. Câu hỏi 4: ( 4,0 điểm) Mã số câu: 1. Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội. 2. Cho ví dụ cụ thể chứng minh vai trò quan trọng của nguồn lực kinh tế - xã hội trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới. Đáp án câu hỏi 4: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 4 1. Phân biệt khái niệm - Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách, vốn và thị 0,75 trường ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. 0,75 - Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là các yếu tố của toàn bộ thành phần trong môi trường tự nhiên, nhân văn, xã hội có ảnh hưởng không phải là trực tiếp đến hoạt động sản xuất của con người trên một lãnh thổ. 0,5 - Khái niệm nguồn lực không đồng nghĩa với khái niệm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Khái niệm nguồn lực mang tính chất chọn lọc hơn. 4 2. Ví dụ - Sự thành công của các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIC) như Đài Loan, Xingapo, Hàn Quốc đã chứng minh cho việc khai thác hợp lí các nguồn lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 0,5 Do thấy rõ và khai thác được thế mạnh của mình, các nước này đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, dựa vào nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài kết hợp với sử dụng lực lượng lao động dồi dào trong nước và họ đã thành công. - Thành công của Nhật Bản cũng là một minh chứng cho vai trò của nguồn lực chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có. 0,5 Với một quyết tâm cao, có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn và được Hoa Kì hỗ trợ về vốn và kĩ thuật, Nhật Bản dù là một quốc gia nghèo về tài nguyên tự nhiên đã lớn mạnh không ngừng và chỉ trong vài chục năm đã trở thành một cường quốc kinh tế, có khả năng cạnh tranh với Hoa Kì. - Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm Đổi mới đã 0,5 khẳng định vai trò của nguồn lực phi tự nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội. 0,5 - Ở nước ta thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện không chỉ về kinh tế mà còn các vấn đề xã hội, quan hệ quốc tế đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát được đẩy lùi, đời sống nhân dân ta ngày càng được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần Như vậy ví dụ trực tiếp nhất là nhờ chính sách, chiến lược phát triển chứ không phải tài nguyên đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo kinh tế - xã hội của nước ta từ năm 1986 đến nay. 4
  2. - Về quy mô GDP: + Các nước Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức, Trung Quốc, Ấn Độ là những 0,25 cường quốc kinh tế trên thế giới. Tỉ trọng GDP của 5 quốc gia này chiếm tới 55,9% tổng GDP trên toàn thế giới. 0,25 + Quy mô GDP của các nước phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức) lớn hơn gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển (Bu-run-đi, E-ti-ô-pi-a, Việt Nam). Dẫn chứng: GDP của Hoa Kì gấp GDP của Bu-run-đi tới 14 238 lần. - GDP/người: 0,25 + Các nước kinh tế phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới và gấp nhiều lần các nước đang phát triển (dẫn chứng). 0,25 + Một số nước đang phát triển mặc dù quy mô GDP lớn nhưng do dân số đông nên GDP/người vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ). + Ngược lại một số nước phát triển mặc dù có GDP không lớn nhưng GDP bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới do dân số ít (Luc-xăm- bua). 5 2. Nêu ý nghĩa của các chỉ số - GDP và GDP/người là các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế của một quốc gia. 0,25 - GDP (tổng sản phẩm trong nước). 0,25 + Khái niệm. + Ý nghĩa: dùng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền 0,75 kinh tế. GDP còn là một trong ba chỉ số đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI). Tổng sản phẩm trong nước thể hiện số lượng của cải làm ra ở bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế. - GDP/người được tính bằng GDP chia cho tổng số dân của nước đó trong cùng thời điểm. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá không chỉ khả 0,75 năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống của mỗi người dân ở từng nước. Đây là một trong ba chỉ số HDI. HẾT 6