Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 302 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Kèm đáp án)

Câu 20: Người ta cắt đoạn ADN mang gen quy định tổng hợp insulin từ gen của người rồi nối vào một phân tử plamit nhờ các enzim cắt và nối. Khẳng định nào sau đây là không đúng.

A. Phân tử ADN được tạo ra sau khi ghép gen được gọi là ADN tái tổ hợp.

B. ADN tái tổ hợp này thường được đưa vào tế bào nhận là tế bào vi khuẩn.

C. ADN tái tổ hợp này có khả năng xâm nhập vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp nhờ virut.

D. ADN tái tổ hợp này có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của tế bào nhận.

Câu 21: Vì sao đột biến gen xảy ra với tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

A. Có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi các cá thể tiến hành giảm phân, tạo giao tử.

B. Vì tế bào có số lượng gen lớn.

C. Vì quần thể có nhiều cá thể, mỗi cá thể có số lượng gen lớn.

D. Vì gen trong quần thể giao phối có cấu trúc không bền vững.

doc 6 trang Thủy Chinh 30/12/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 302 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_302_nam_hoc_2.doc
  • pdfDAP AN SINH HK1 L12 THPT.pdf
  • xlsDAP AN SINH HK1 L12 THPT.xls
  • pdfHK1_SINH L12_302.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 302 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Kèm đáp án)

  1. (III) Nếu cho các cá thể có sừng trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ cừu có sừng ở đời con là 27/34. (IV) Lấy ngẫu nhiên một cặp đực cái trong quần thể đều không sừng giao phối với nhau sinh được 1 con non, xác suất thu được cá thể có sừng là 3/26. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 34: Ở người, alen lặn m quy định tính trạng môi mỏng, alen trội M quy định môi dày. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số người có môi mỏng. Một người phụ nữ môi mỏng kết hôn với một người đàn ông môi dày. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này có tính trạng môi dày là: A. 50% B. 62,5% C. 37,5% D. 43,75% Câu 35: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Ngoài mục đích nuôi lấy kén làm tơ, tằm đực còn được sử dụng để làm thuốc. Để chọn được tằm đực và tằm cái ở giai đoạn trứng ta có thể thực hiện phép lai nào sau đây? A. ♂XaXa x ♀XAY B. ♂XAXa x ♀XAY C. ♂XAXA x ♀XaY D. ♂XAXa x ♀XaY Câu 36: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là: Thể đột biến A B C D Số lượng NST 24 24 36 24 Hàm lượng ADN 3,8 pg 4,3 pg 6pg 4pg Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến đã phát sinh trong quá trình hình thành giao tử là đúng? (I) Thể đột biến A là do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể (II) Thể đột biến B có thể là do đột biến lặp đoạn hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. (III) Thể đột biến C là do đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể (IV). Thể đột biến D có thể là do đột biến đảo đoạn hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 37: Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Bố và mẹ bình thường sinh ra được hai người con, trong đó một người bình thường và một người con bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không có sự phát sinh đột biến mới. Trong các kết luận sau đây, kết luận đúng là? (I) Người con bị bệnh chắc chắn là con trai (II) Người con bị bệnh thừa hưởng gen gây bệnh từ ông/bà nội (III) Người con bình thường có mang 1 alen gây bệnh (IV) Xác xuất họ sinh ra người con tiếp theo mắc bệnh là 25% (V) Nếu con gái của họ kết hôn với người bình thường thì sinh ra con chắc chắn không bị bệnh A. (I),(III),(V) B. (I),(IV). C. (I),(II),(IV). D. (II),(III),(V). Câu 38: Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ x ♂ , thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Biết không xảy ra đột biến, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F1? I. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. II. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 30%. III. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 40cM. IV. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Trang 5/6 - Mã đề thi 302