Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 304 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

Câu 9: Hệ sinh thái là tổ chức

A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

B. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

C. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô… Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

B. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8o.

D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

doc 5 trang Thủy Chinh 29/12/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 304 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_304_nam.doc
  • pdfHK2_SINH_THPT_304.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 304 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

  1. (4) Đây là những cơ quan tương tự do thực hiện những chức năng khác nhau. (5) Nguyên nhân chủ yếu về việc hình thành nhóm cơ quan trên là do thích nghi với môi trường sống. (6) Chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, làm phân hóa vốn gen ban đầu và hình thành những đặc điểm khác nhau của mỗi loài, dù những cơ quan trên bắt đầu từ cùng một nguồn gốc. A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 34: Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái? A. Cây xanh và nhóm sinh vật phân hủy. B. Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật. C. Nhân tố khí hậu D. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh. Câu 35: Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành: A. Trồng cây ưa bóng trước, ưa sáng sau. B. Trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm. C. Trồng cây ưa sáng trước, ưa bóng sau. D. Trồng cây ưa ẩm trước, cây chịu hạn trồng sau. Câu 36: Nhận định nào không đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá? A. Suy cho cùng, nếu không có đột biến thì không thể có nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa. B. Tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. C. Hiện tượng di nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hóa. D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. Câu 37: Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau: (1) Thí nghiệm lai ban đầu của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li trước hợp tử. (2) Cây C là một loài mới. (3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa. (4) Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B. (5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp hữu tính. Số nhận xét chính xác là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 38: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không chính xác: A. Loài ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông. B. Loài có vùng phân bố càng rộng thì có giới hạn sinh thái càng hẹp. C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái. Câu 39: Trong nghề nuôi cá, để tận dụng điều kiện tự nhiên và tăng năng suất thu hoạch, người ta cần: A. Nuôi một loài cá với mật độ càng cao càng tốt. B. Nuôi nhiều cá trong một chuỗi thức ăn. C. Nuôi nuôi chung nhiều loài cá ăn cùng một loại thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá thuộc các tầng nước khác nhau. Câu 40: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật: A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân giải. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 304