Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 303 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô… Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

B. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8o.

Câu 7: Cho các phát biểu sau khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác.

B. Quan hệ đối kháng làm cho các loài đều bị hại.

C. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích cho tất cả các loài.

D. Quan hệ đối kháng, ít nhất một loài được lợi.

doc 5 trang Thủy Chinh 29/12/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 303 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_303_nam.doc
  • pdfHK2_SINH_THPT_303.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 303 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

  1. (4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 34: Cho hình ảnh sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng về hình ảnh bên? (1) Đây là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể của những loài khác nhau. (2) Đây là những cơ quan có cùng nguồn gốc phát triển của phôi. (3) Đây là những cơ quan thể hiện hướng tiến hóa phân li. (4) Đây là những cơ quan tương tự do thực hiện những chức năng khác nhau. (5) Nguyên nhân chủ yếu về việc hình thành nhóm cơ quan trên là do thích nghi với môi trường sống. (6) Chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, làm phân hóa vốn gen ban đầu và hình thành những đặc điểm khác nhau của mỗi loài, dù những cơ quan trên bắt đầu từ cùng một nguồn gốc. A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 35: Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là trong sản xuất là: 1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái. 2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta không phải bận tâm đến khu phân bố. 3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng. 4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết. Số phương án đúng là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 36: Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành: A. Trồng cây ưa bóng trước, ưa sáng sau. B. Trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm. C. Trồng cây ưa sáng trước, ưa bóng sau. D. Trồng cây ưa ẩm trước, cây chịu hạn trồng sau. Câu 37: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể phổ biến nhất trong tự nhiên là: A. Phân bố ngẫu nhiên B. Phân bố theo nhóm C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi Câu 38: Trong nghề nuôi cá, để tận dụng điều kiện tự nhiên và tăng năng suất thu hoạch, người ta cần: A. Nuôi một loài cá với mật độ càng cao càng tốt. B. Nuôi nhiều cá trong một chuỗi thức ăn. C. Nuôi nuôi chung nhiều loài cá ăn cùng một loại thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá thuộc các tầng nước khác nhau. Câu 39: Theo quan niệm hiện đại, loài hươu cao cổ có cổ dài, chân cao là vì: A. Qua nhiều thế hệ vươn cổ, kiễng chân để ăn lá trên cao. B. Đây là biến dị do giao phối không ngẫu nhiên tạo ra và tích lũy. C. Đây là biến dị do chọn lọc tự nhiên tạo ra và tích lũy. D. Đây là biến dị di truyền xuất hiện ngẫu nhiên được chọn lọc tự nhiên củng cố. Câu 40: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. C. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. D. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 303