Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 302 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

Câu 4: Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm:

A. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.

B. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.

C. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.

D. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.

Câu 5: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không chính xác:

A. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh.

B. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.

C. Loài có vùng phân bố càng rộng thì có giới hạn sinh thái càng hẹp.

D. Loài ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông.

doc 5 trang Thủy Chinh 29/12/2023 4560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 302 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_302_nam.doc
  • pdfHK2_SINH_THPT_302.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 302 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

  1. (5) Nguyên nhân chủ yếu về việc hình thành nhóm cơ quan trên là do thích nghi với môi trường sống. (6) Chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, làm phân hóa vốn gen ban đầu và hình thành những đặc điểm khác nhau của mỗi loài, dù những cơ quan trên bắt đầu từ cùng một nguồn gốc. A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 36: Các hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 37: Theo quan niệm hiện đại, loài hươu cao cổ có cổ dài, chân cao là vì: A. Đây là biến dị di truyền xuất hiện ngẫu nhiên được chọn lọc tự nhiên củng cố. B. Đây là biến dị do giao phối không ngẫu nhiên tạo ra và tích lũy. C. Đây là biến dị do chọn lọc tự nhiên tạo ra và tích lũy. D. Qua nhiều thế hệ vươn cổ, kiễng chân để ăn lá trên cao. Câu 38: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể phổ biến nhất trong tự nhiên là: A. Phân bố ngẫu nhiên B. Phân bố đồng đều C. Phân bố theo nhóm D. Phân bố theo độ tuổi Câu 39: Trong vườn cây có múi, loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thường thả kiến đỏ vào sống vì kiến đỏ đuổi được loài kiến hôi, đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Cho các nhận định sau: 1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi là cạnh tranh khác loài. 2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi là hội sinh. 3. Sinh vật ăn thịt đầu bảng trong trường hợp này là kiến đỏ nếu ta xây dựng một lưới thức ăn từ các loài trên. 4. Nếu xây dựng một lưới thức ăn từ các loài trên thì sẽ có 3 loài là thức ăn của kiến đỏ. Những nhận định sai là: A. 1,2,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1,3,4. Câu 40: Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau: (1) Thí nghiệm lai ban đầu của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li trước hợp tử. (2) Cây C là một loài mới. (3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa. (4) Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B. (5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp hữu tính. Số nhận xét chính xác là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 302