Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 301 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

Câu 6: Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái?

A. Nhân tố khí hậu

B. Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.

D. Cây xanh và nhóm sinh vật phân hủy.

Câu 7: Rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào mấy giải pháp trong các giải pháp dưới đây?

A. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

B. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế.

C. Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.

D. Khai thác và sử dụng triệt để các loài sinh vật đang sinh sống trong rừng.

doc 5 trang Thủy Chinh 29/12/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 301 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_301_nam.doc
  • pdfHK2_SINH_THPT_301.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 301 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

  1. A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC . C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 36: Cho hình ảnh sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng về hình ảnh bên? (1) Đây là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể của những loài khác nhau. (2) Đây là những cơ quan có cùng nguồn gốc phát triển của phôi. (3) Đây là những cơ quan thể hiện hướng tiến hóa phân li. (4) Đây là những cơ quan tương tự do thực hiện những chức năng khác nhau. (5) Nguyên nhân chủ yếu về việc hình thành nhóm cơ quan trên là do thích nghi với môi trường sống. (6) Chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, làm phân hóa vốn gen ban đầu và hình thành những đặc điểm khác nhau của mỗi loài, dù những cơ quan trên bắt đầu từ cùng một nguồn gốc. A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 37: Các hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 38: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có kích thước các phần nhô ra như tai, đuôi, chi nhỏ hơn các phần tương ứng với loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng xích đạo. Hiện tượng này phản ánh ảnh hưởng của nhân tố nào? A. Nhiệt độ B. Ánh sáng C. Gió D. Độ ẩm Câu 39: Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau: (1) Thí nghiệm lai ban đầu của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li trước hợp tử. (2) Cây C là một loài mới. (3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa. (4) Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B. (5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp hữu tính. Số nhận xét chính xác là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 40: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể phổ biến nhất trong tự nhiên là: A. Phân bố ngẫu nhiên B. Phân bố theo nhóm C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 301